Trường PTDTNT THCS A Mai Châu được đầu tư công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập.

Trường PTDTNT THCS A Mai Châu được đầu tư công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập.

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm trường PTDTNT THCS A Mai Châu, cô giáo Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Là trường chuyên biệt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số cùng với công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động phát triển giáo dục dân tộc, thể hiện ở việc thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh theo sự chỉ đạo của tỉnh, Sở GD & ĐT. Kết hợp với nguồn ngân sách Nhà nước, nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng cường kinh phí mua sắm thiết bị dạy học, sách giáo khoa, xây dựng phòng học bộ môn, bổ sung trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng học sinh nội trú và sửa chữa cơ sở vật chất.

 

Là huyện vùng cao của tỉnh, học sinh người dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số được ngành GD &ĐT huyện Mai Châu xác định là nhiệm vụ trọng tâm quyết định chất lượng chung của toàn ngành. Trong những năm qua, huyện đã xây dựng và phát triển hệ thống các trường PTDTNT, bán trú; hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; công tác quy hoạch đội ngũ, luân chuyển, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, trong đó ưu tiên các trường vùng cao, vùng sâu, vùng điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn...

 

Hiện, toàn huyện có 65 trường học (mầm non, TH, THCS) và 2 trường PT DTNT THCS A, B Mai Châu với gần 12.000 học sinh; 14 trường có học sinh bán trú với trên 700 học sinh là người dân tộc và 16 trường có lớp ghép với trên 500 học sinh dân tộc thiểu số học lớp ghép. Định hướng rõ cho các trường học về mục tiêu và tầm quan trọng của giáo dục dân tộc, phòng GD &ĐT đã chỉ đạo các trường học tổ chức cho giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt là học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện “3 đủ” đối với học sinh đã bảo đảm 100% học sinh hoàn cảnh khó khăn và học sinh thuộc diện chế độ, chính sách khác được đến lớp. Nhờ đó, 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và phổ cập THCS.

 

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh người dân tộc học tập, sinh hoạt, huyện quy hoạch mạng lưới, quy mô trường lớp, vận động nhân dân hiến đất xây trường; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, phát huy tác dụng của hệ thống các lớp tại thôn, bản, lớp ghép nhiều trình độ giúp học sinh vùng khó khăn không phải  đi học xa, huy động tối đa trẻ ra lớp duy trì sĩ số, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. Đặc biệt ở các trường vùng khó khăn như các xã Hang Kia, Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Pù Bin...

 

Chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Mai Châu thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Hàng năm, phòng GD &ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên thực hiện chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số”; tổ chức chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo cấp học, trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường thời lượng dạy tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, tổ chức giao lưu tiếng Việt và cử giáo viên là người dân tộc làm chủ nhiệm lớp. Cùng với đó, ngành GD &ĐT đã chỉ đạo các trường đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học qua, toàn huyện có trên 40 học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện, tỷ lệ trẻ nhà trẻ, mẫu giáo suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân dưới 4%.

 

 

                                                                                Hồng Nhung

 

 

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục