Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở GD & ĐT động viên các thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015 – 2016
(HBĐT) - Ngày 5/1, Sở GD & ĐT tổ chức lễ khai mạc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015 – 2016. Tới dự và động viên có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD & ĐT. Kỳ thi kéo dài trong 3 ngày 6 – 8/1.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015 – 2016 có 72 học sinh (6 học sinh/đội tuyển) của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tham gia. Đây là những học sinh tiêu biểu đại diện cho 1.129 học sinh giỏi cấp tỉnh và trên 7.000 học sinh THPT toàn tỉnh.
Kỳ thi này có 12 môn thi, gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học. Ngày 6/1, thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học và thi viết 11 môn còn lại. Ngày 7/1, thi viết các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học. Ngày 8/1, thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã động viên các em cố gắng, bình tĩnh, tự tin để đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi năm nay; phát huy thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của những năm học trước các em càng phải nỗ lực vì đây là dịp để khẳng định bản thân, đúc kết kiến thức trong suốt quá trình học tập vừa qua. Cán bộ, giáo viên trong hội đồng coi thi cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất hoàn thành nhiệm vụ để có kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Trước đó, Sở GD & ĐT đã tổ chức buổi dâng hương báo công trên tượng đài Bác Hồ và gặp mặt đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
H.N
(HBĐT) - Ngày 30/12, hội Khuyến học tỉnh tổ chức tổng kết công tác khuyến học năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh (2012 – 2015). Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại diện, lãnh đạo hội Khuyến học Việt Nam và các sở, ban, ngành, hội Khuyến học 11 huyện, thành phố.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 281). Sau 2 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ, hội viên khuyến học trong tỉnh nên việc tổ chức triển khai Đề án 281 đã đạt những kết quả quan trọng:
(HBĐT) - Chiều 24/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (KH&KT) tổ chức gặp mặt trí thức nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập 27/10/2005 – 27/10/2015). Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH-KT tỉnh.
(HBĐT) - “Đàn gà khăn quàng đỏ” là CVĐ sáng tạo nhằm giáo dục thiếu nhi hiện thực hóa chương trình “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” do T.Ư Hội đồng Đội phát động. Thông qua CVĐ giúp các em tiếp tục học tập tốt và tham gia lao động, làm kế hoạch nhỏ. Xuất phát từ thực tế là trường vùng đặc biệt khó khăn, đa số học sinh trên địa bàn thuộc diện hộ nghèo, do đó, cùng với các phong trào “Vòng tay bè bạn”, “Vì bạn nghèo”, “áo ấm mùa đông”..., CVĐ “Đàn gà khăn quàng đỏ” ra đời, nhanh chóng được học sinh trong toàn Liên Đội trường THCS Phú Cường hưởng ứng.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, trên 85% dân số là người dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến quy hoạch mạng lưới trường lớp, cải tạo mở rộng mặt bằng khuôn viên các trường học, điểm trường theo chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục tuy đã được tăng cường đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, song quy mô còn nhỏ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các nhà trường, đặc biệt là công tác đổi mới giáo dục. Hầu hết các trường vẫn còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ và các hạng mục phụ trợ khác... Việc huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các xã còn nhiều hạn chế.
(HBĐT) - Mấy năm lại đây, chúng ta nhắc nhiều tới thành tích của bậc học mầm non của tỉnh: huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi đạt cao; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi về đích sớm đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại dù chỉ là một chi tiết nhỏ đó là: các cháu học ở đâu, chất lượng trường, lớp, cách thức chăm sóc, dạy dỗ thế nào..., nhất là các cháu nhỏ con của công nhân lao động ở các KCN. Đó là nỗi niềm trăn trở được đồng chí Bùi Tiến Lực, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh bày tỏ nhằm góp ý vào kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh.