Đông đảo người dân đến học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).  ảnh: p.v

Đông đảo người dân đến học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). ảnh: p.v

Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh

Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm; sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; đặc biệt là sự nỗ lực, nhiệt tình của cán bộ Hội và các hội viên trong tỉnh, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

 

Công tác tổ chức Hội được quan tâm củng cố, phát triển. Đến nay đã có 12 Hội Khuyến học cấp tỉnh, cấp huyện và 210 Hội Khuyến học cấp xã. Có 2.043 chi hội ở thôn, bản, tổ dân phố, 1.384 Ban Khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Số hội viên phát triển nhanh, đến nay có 188.692 hội viên, chiếm tỷ lệ  22,6% dân số toàn tỉnh.

Khuyến học cấp xã. Có 2.043 chi hội ở thôn, bản, tổ dân phố, 1.384 Ban Khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Số hội viên phát triển nhanh, đến nay có 188.692 hội viên, chiếm tỷ lệ  22,6% dân số toàn tỉnh.

Công tác xây dựng xã hội học tập và gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học được chú trọng. Đến nay, số gia đình hiếu học là 69.753, dòng họ hiếu học là 653, cộng đồng khuyến học là 1.605. Các điển hình khuyến học đã có ở tất cả các huyện, thành phố và khá rõ nét ở các xã vùng sâu, vùng xa. Nhiều phong trào đem lại hiệu quả thiết thực. Phong trào tiết kiệm “Nuôi lợn nhựa khuyến học” ở các gia đình, dòng họ hỗ trợ con cháu mua quần áo, sách vở, đồ dùng học tập…; các phong trào “Tiếng trống khuyến học”,  “Ba đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên) và “Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm học tập cộng đồng” đã được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh, góp phần hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn và người lớn có cơ hội học tập, quản lý học sinh ở khu dân cư tự học vào các buổi tối, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

Trong 5 năm, từ quỹ khuyến học, các cấp hội đã trao tặng 43.543 suất học bổng, 53.915 suất phần thưởng với tổng số tiền 29,2 tỷ đồng tạo điều kiện cho hàng ngàn học sinh nghèo tiếp tục đến trường và có điều kiện học tập tốt.

Với những thành tích đã đạt được, các cấp hội và hội viên trong tỉnh đã được Hội Khuyến học Việt Nam tặng 6 cờ thi đua xuất sắc, 183 bằng khen, 116 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khuyến học”; UBND tỉnh đã tặng 3 cờ thi đua xuất sắc, 65 bằng khen cho các tập thể và cá nhân trong tỉnh có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Hội Khuyến học tỉnh đã được Hội Khuyến học Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2013 - 2014, giai đoạn 2011 - 2015 và tặng 2 bằng khen (năm 2012 - 2013), UBND tỉnh tặng 4 bằng khen và được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen giai đoạn 2011 - 2015.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là: “… Đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tư vấn định hướng nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Duy trì kết quả công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS…”. Trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của nước ta, đòi hỏi GD&ĐT phải có chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và đáp ứng với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Để động viên phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và Hội Khuyến học các cấp cần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu, phối hợp để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chăm lo, tạo điều kiện và sự ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp… tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, các chỉ thị, quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương và địa phương về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hội các cấp, nhất là Ban Khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và phát triển hội viên tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng để Hội Khuyến học có đủ điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt trong việc liên kết, phối phợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

 Ba là, xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch giai đoạn 2016 -2020, thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 281, ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 37, ngày 13/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Bốn là, phát động và tổ chức thực hiện tốt phong trào xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai đánh giá, xếp loại, kiểm tra công nhận các mô hình học tập theo tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 448, ngày 1/12/2015 của Hội Khuyến học Việt Nam và Thông tư số 44, ngày 12/12/2014 của Bộ GD&ĐT.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng để Trung tâm thực sự trở thành một cơ sở giáo dục thiết yếu tạo điều kiện thuận lợi học tập suốt đời cho mỗi người dân và xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Sáu là, vận động học sinh đi học đúng độ tuổi, đảm bảo chỉ tiêu lớp học, học tập chuyên cần, học tập lên cao, không bỏ học, thất học, góp phần duy trì vững chắc phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, phổ cập THCS. Tuyên truyền, vận động người lao động, nhất là lao động nông thôn tham gia học tập thường xuyên tại các trung tâm học tập cộng đồng, các nhà trường và cơ sở GD&ĐT để nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tiếp thu khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội.

Bảy là, đổi mới công tác xã hội hóa trong xây dựng Quỹ khuyến học, tăng cường Quỹ khuyến học gia đình và dòng họ; nắm vững các đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh có năng khiếu để việc hỗ trợ học bổng, khen thưởng kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài hiệu quả hơn.

Tám là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển.

Phát huy vai trò nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, chúng ta tin tưởng trong thời gian tới các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: “Đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình lần thứ III, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã đề ra.

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục