(HBĐT) - Khan hiếm nước sạch, bao năm qua, hơn một nửa hộ dân ở xã Nà Phòn (Mai Châu) phải chấp nhận đào giếng ở ven ruộng để có “nước ngấm” sử dụng cho sinh hoạt. Còn chất lượng nước sạch hay không thì bà con không đủ điều kiện để kiểm nghiệm.
Do khan hiếm nước, bà con xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) phải sử dụng nguồn nước từ các giếng đào gần ruộng với nhiều lo ngại không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cách thị trấn Mai Châu hơn 1 km, xã Nà Phòn nằm dựa vào chân núi, mặt tiền hướng ra cánh đồng lúa với phong cảnh hữu tình. Đến đây, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của hàng chục giếng nước với hệ thống ống ti ô giăng ngang dọc trên các thửa ruộng. Hỏi ra mới biết, đó là cách mà bà con nơi đây sử dụng để có được nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Đồng chí Hà Văn ảo, Phó Chủ tịch UBND xã Nà Phòn cho biết: Những năm qua, người dân ở các xóm: Nà Thia, Nà Phòn và 1/3 hộ dân ở xóm Nhót gặp nhiều khó khăn về vấn đề nước sinh hoạt. Nguyên nhân là do ở các xóm này không có mó nước. Việc đào, khoan giếng cũng hết sức khó khăn vì mạch nước ngầm ở khá sâu, trong khi, kinh tế còn eo hẹp. Do đó, việc “chạy” nước, nhất là vào mùa khô trở thành hình ảnh phổ biến ở xã vùng 1 này. Chính quyền và người dân đã nhiều lần đề xuất lên cơ quan chức năng quan tâm, xây dựng công trình nước sạch cho các xóm nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Dẫn chúng tôi đến khu Bò Xuồng, thuộc xóm Nà Thia, anh Hà Văn Hưng, cán bộ quản lý nhà văn hóa xã Nà Phòn cho biết, đây là KDC khó khăn nhất xã về vấn đề nước sạch. Gia đình chị Bùi Thị Phương là một trong số ít hộ ở khu Bò Xuồng có điều kiện đào giếng ngay cạnh nhà. Chị Phương cho biết: “Mùa này có nước chứ bước vào mùa khô thì một ngày phải 2 – 3 lần kéo xe bò ra giếng ngoài ruộng chở về mới có nước sinh hoạt”. Chuồng lợn của gia đình chị Phương được xây 3 ngăn, đủ để nuôi chừng 15 con/lứa nhưng hiện nay, trong chuồng chỉ có 1 con, các ngăn còn lại chứa đồ đạc. Theo chị Phương, nuôi lợn mà không có nước thì vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa tốn nhiều công sức đi chở nước về tắm cho lợn. Cạnh đó, gia đình ông Vì Văn Bình được coi là hộ “khỏe” nhất, vì quy mô nuôi lên tới… 6 con lợn và hàng ngày phải đi chở nước liên tục.
Cũng ở khu Bò Xuồng, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Hà Văn Sao, một hộ dân có hoàn cảnh rất khó khăn với 2 người bị tật nguyền. Anh Sao chia sẻ: “ở khu này quá khó khăn về nước. Trước đây có nhà khoan giếng sâu 50 – 60 m nhưng vẫn không có nước. Mùa mưa gia đình còn đỡ vất vả vì hứng được nước mưa vào bể để sử dụng dần. Sang mùa khô thì việc đi chở nước đã đủ mệt rồi chứ chưa nói đi làm”. Theo anh Sao, do khan hiếm nước nên gia đình anh chỉ nuôi 2 con trâu, không xây dựng chuồng nuôi lợn và các công trình phụ.
Qua ghi nhận của chúng tôi, nhiều hộ dân ở Nà Thia xây bể tích nước mưa, có hộ còn nảy ra sáng kiến khá lạ. Ví như gia đình ông Khà Văn Nêu đã xây thêm tường chắn trên mái nhà để tích nước mưa, xả dần vào bể phục vụ cho sinh hoạt. “Cách đây khoảng 200 m, gần khu du lịch Ecolodge Nà Thia, họ khoan giếng chỉ khoảng vài mét là có nước rồi. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch để bà con được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, có nước phát triển chăn nuôi”, ông Nêu bày tỏ.
Khảo sát thực tế một số giếng nước mà bà con đào ở rìa các thửa ruộng thuộc xóm Nhót mới thấy, nguồn nước người dân nơi đây sử dụng suốt bao năm qua có nhiều vấn đề đáng ngại. Theo chia sẻ của bà con, nước ở những chiếc giếng này chủ yếu là nước ngấm trực tiếp từ ruộng. Do đó, bao nhiêu phân bón cho ruộng, thuốc BVTV phun cho lúa sẽ ngấm vào nguồn nước mà họ đang sử dụng hằng ngày và tiềm ẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trước thực trạng này, người dân xã Nà Phòn rất cần sự quan tâm đến từ các cơ quan chức năng.
Viết Đào
(HBĐT) - Hội NCT xã Kim Bình, huyện Kim Bôi có 509 hội viên, sinh hoạt tại 6 chi hội, 18 tổ hội. Trong những năm qua, bằng phương pháp xã hội hóa, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, công tác hội nói chung, công tác xây dựng quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
(HBĐT) - Ủy ban Hội LHTN huyện Mai Châu vừa tổ chức ra mắt CLB Ngân hàng máu sống đầu tiên của huyện tại xã Xăm Khòe với 46 thành viên ban đầu là ĐV-TN có tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hiến máu.
(HBĐT) - Họp hội đồng người bệnh là một hoạt động được tổ chức định kỳ hàng tháng, quý tại các bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh. Ngoài các câu hỏi về cách chăm sóc cho người bệnh, thái độ y đức của y, bác sỹ thì câu hỏi về chế độ và quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đặt ra trong các buổi họp.
Từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trở lại tại một số địa phương miền Trung.
(HBĐT) - Chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh (KCB) tại tuyến huyện đã tạo bước đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo ra cuộc đua cạnh tranh giữa các cơ sở KCB nhằm thúc đẩy, nâng cao và cải tiến chất lượng bệnh viên. Tuy nhiên, để chính sách này thật sự vì quyền lợi của người bệnh và không ảnh hưởng đến tính an toàn của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thì một số bất cập nảy sinh cần được tháo gỡ.
(HBĐT) - Theo lộ trình thực hiện bước 2, liên Bộ Y tế - Tài chính đã điều chỉnh viện phí bước 2 thành 4 đợt. Theo đó, đợt 1 thực hiện trước ngày 15/8/2016 đối với 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên 85%, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Mức tăng giá viện phí bao gồm các chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương bình quân tăng khoảng 18% so với mức giá áp dụng từ ngày 1/3/2016. Với đợt điều chỉnh giá lần này, những dịch vụ kỹ thuật có chi phí tiền lương cao như tiền ngày giường, các phẫu thuật nặng được xếp loại đặc biệt. Các dịch vụ sử dụng ít nhân lực, chi phí tiền lương trong giá dịch vụ thấp như các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm thì có mức tăng thấp hơn.