(HBĐT) - Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về số lượng để trẻ có thể phát triển.

 

Bác sỹ Đinh Thị Hải Yến, Trung tâm CSSKSS tỉnh cho biết: Từ khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh), tốc độ tăng trưởng của trẻ tăng lên nhiều, vì vậy nhu  cầu dinh dưỡng cũng tăng lên, sữa mẹ không thể đáp ứng nhu cầu này. Do đó, cần cho  trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Từ 6 tháng tuổi trở đi có sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần  cho trẻ và mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp. Trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt này càng tăng. ăn bổ sung sau 6 tháng  tuổi giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khỏe mạnh. Từ 6-12 tháng tuổi cần tiếp tục cho trẻ bú vì sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và từ 12-24 tháng, sữa mẹ cung cấp ít nhất 1/3 nhu cầu  dinh dưỡng của trẻ.  Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp các yếu tố kháng khuẩn bảo vệ trẻ khỏi mắc nhiều loại  bệnh, mang lại sự gần gũi và gắn bó giúp trẻ phát triển tâm lý.

Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần được học cách ăn bột đặc hay các thức ăn nghiền. Các thức ăn này cung cấp năng lượng nhiều hơn các thức ăn lỏng. Trẻ ăn bột đặc hay thức ăn nghiền sau 6 tháng tuổi dễ hơn vì trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn. Thích đưa thứ gì đó vào miệng. Có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng. Bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống. Ngoài  ra,    thời  điểm  này,  hệ  tiêu  hoá  của  trẻ đủ  phát  triển  để  tiêu  hoá  hầu  hết  các  loại  thức ăn. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ (do một số lý do bắt buộc) nên tiếp tục sử dụng sữa thay thế sữa mẹ  thích hợp cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi, không nên cho ăn bổ sung sớm.  

Các nguy cơ khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung sớm (trước 179 ngày) sẽ làm cho trẻ ít bú mẹ, không cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu các yếu tố kháng thể bảo vệ bé có trong sữa mẹ. Tăng nguy cơ bị mắc tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch hay không tiêu hóa dễ như sữa mẹ. Tăng nguy cơ dị ứng vì trẻ chưa thể tiêu hoá được một số chất có trong thức ăn. Tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ nếu không cho con bú hoàn toàn. Các nguy cơ khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung quá muộn (sau 270 ngày) dẫn đến trẻ không nhận được các thức ăn thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến  còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt… Các bà mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn bổ sung phải đảm bảo nguyên tắc: ăn từ lỏng tới đặc,  từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ. Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương. Khi chế biến, đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.  Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng  giúp trẻ mau lớn. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Rửa sạch  tay trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt khi  bị tiêu chảy và sốt cao.  Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết,  gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn. Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để trẻ ăn tốt hơn.

 

                                             Đức Phượng (TH) 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hòa Bình cần thực hiện tốt công tác sàng lọc trước sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Ngày 7/10, đoàn công tác của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về kết quả thực hiện công tác dân số 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác dân số KHGĐ tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Khát khao nguồn nước sạch

(HBĐT) - Khan hiếm nước sạch, bao năm qua, hơn một nửa hộ dân ở xã Nà Phòn (Mai Châu) phải chấp nhận đào giếng ở ven ruộng để có “nước ngấm” sử dụng cho sinh hoạt. Còn chất lượng nước sạch hay không thì bà con không đủ điều kiện để kiểm nghiệm.

Khuyến cáo về phòng - chống lây truyền bệnh do vi rút Zika

(HBĐT) - Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực Đông Nam á, đặc biệt là thông tin trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika được phát hiện tại Nhật Bản vào ngày 12/9/2016. Ngày 15/9/2016, Cục Y tế dự phòng đã liên lạc trực tiếp với người bệnh và được biết đây là công dân người Đức hiện đang làm việc tại Việt Nam, sống tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn và trở về Việt Nam.

Triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 – 2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2422/QĐ-UBND triển khai Chương trình ATVSLĐ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020.

Mai Châu: Thu 346 đơn vị máu trong ngày ra quân hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ngày 29/9, Ủy ban Hội LHTN huyện Mai Châu phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện tổ chức ra quân Hiến máu tình nguyện.

Ghép tế bào gốc - hi vọng mới cho bệnh nhân chấn thương cột sống

Người ghép tế bào gốc đầu tiên ở Đà Nẵng (sau chấn thương cột sống) đã có cảm giác chút ít ở đùi và hai bên mông sau khi bị liệt tứ chi...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục