(HBĐT) - Năm 2013, toàn tỉnh có 295 trường hợp tảo hôn, năm 2014 con số này đã tăng lên 593 trường hợp và năm 2015 là 694 trường hợp. Tỷ lệ vị thành niên mang thai và sinh đẻ ở lứa tuổi từ 15 - 17 năm 2011 là 3,4%; năm 2014 là 10,5% (cao hơn hẳn so với toàn quốc 3,12%). Tình trạng này đã gây ra những hệ lụy xấu như: ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm - sinh lý, sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nhất là trẻ em gái; giảm chất lượng dân số. Trước thực tế đáng lo ngại này, ngày 30/9/2015, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 01 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh”.

 

Ngay sau khi Chỉ thị số 01 của Tỉnh ủy được ban hành, ngày 9/12/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 120 cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị 01. Trong đó, mục tiêu chung là phấn đấu giảm thiểu tình trạng tảo hôn góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chính cần thực hiện. Trong đó, đáng lưu ý là bên cạnh những giải pháp về tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy; truyền thông, giáo dục; tăng cường cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản thì một nội dung rất quan trọng đã được đề ra đó là xử lý vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Không thực hiện xét các danh hiệu thi đua gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã văn hóa hoặc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa trong năm đối với gia đình, làng, xã trực tiếp có người vi phạm quy định.

Trao đổi với chúng tôi về kết quả sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 01, đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS /KHHGĐ tỉnh khẳng định: Việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Tỉnh ủy đã có những tác động tích cực đến công tác dân số nói chung, trong đó có tình trạng tảo hôn. Một số địa phương như: Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy… đã ban hành kế hoạch và yêu cầu các hộ dân ký cam kết không tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Chi cục DS /KHHGĐ đã phối hợp với Trung tâm DS /KHHGĐ các huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc tổ chức truyền thông tư vấn, nói chuyện chuyên đề về tảo hôn tại các xã vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy, nhìn chung tình trạng tảo hôn đã có xu hướng giảm. Trước khi có Chỉ thị thì số liệu tảo hôn đều tăng qua các năm nhưng sau khi có Chỉ thị đã giảm. Trong 8 tháng năm 2016, toàn tỉnh có 353 trường hợp tảo hôn (giảm 50 trường hợp so với 8 tháng cùng kỳ năm 2015). Có 8/11 huyện, thành phố giảm và giảm mạnh. Tiêu biểu như Kỳ Sơn từ 29 trường hợp trong 8 tháng đầu năm 2015 giảm còn 3 trường hợp so với cùng kỳ năm nay; Đà Bắc giảm từ 38 trường hợp xuống còn 14 trường hợp; Cao Phong giảm từ 39 trường hợp xuống còn 22 trường hợp; Lương Sơn giảm từ 30 trường hợp xuống còn 22 trường hợp; Lạc Sơn giảm từ 51 trường hợp xuống còn 42 trường hợp… Tuy nhiên, đáng lưu ý có 2 địa phương tăng và tăng đột biến, đó là Tân Lạc tăng từ 40 trường hợp lên 46 trường hợp và Mai Châu tăng từ 59 trường hợp lên 101 trường hợp.

 

Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng trên được xác định là ảnh hưởng của những quan niệm, tập quán lạc hậu; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DS /KHHGĐ chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao; nhận thức, hiểu biết của người dân về luật pháp và hậu quả của tảo hôn còn hạn chế. Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên còn thiếu những hiểu biết về kiến thức SKSS -KHHGĐ; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn còn thiếu kiên quyết.

 

Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục DS /KHHGĐ tỉnh trao đổi: Thời gian tới, ngành dân số sẽ phối hợp cùng các ngành, địa phương đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng vị thành niên, thanh niên, tiền hôn nhân. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, vận động ở những vùng trọng điểm, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để người dân có đầy đủ thông tin, kiến thức về Luật Hôn nhân và gia đình. Mục tiêu đặt ra là giảm bình quân 1,5 - 2%/năm số cặp tảo hôn. Đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ tảo hôn của tỉnh ở mức bình quân chung của toàn quốc.

 

                                                                    

                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục