(HBĐT) - Theo bác sỹ Ngô Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh, ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.

 

Ung thư vú là bệnh hay gặp nhất trong ung thư ở phụ nữ, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung và là bệnh gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ đem lại hiệu quả cao. Ung  thư vú thường xảy ra ở phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác. Theo thống kê, dưới 10% phụ nữ ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% phụ nữ xảy ra trước tuổi 50 và  trên 50% phụ nữ xảy ra sau 50 tuổi. Ung thư vú rất hiếm gặp ở nam giới.

 

Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vú nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh là phụ nữ chưa từng sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị ung thư vú gấp đôi so với phụ nữ có ít nhất 1 con trước 30 tuổi. Một vài loại bệnh lý tuyến vú lành tính có xu hướng trở thành ung thư nhiều hơn các loại bệnh lý tuyến vú lành tính khác. Do vậy, bạn nên khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi và họ sẽ đề nghị phẫu thuật khi cần thiết để phòng ngừa bệnh. Những phụ nữ có chế độ ăn nhiều calori có nguy cơ mắc bệnh gấp từ 1,5 - 2 lần phụ nữ bình thường. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, thói quen hút thuốc, chế độ ăn ít trái cây, ít rau củ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Các liệu pháp nội tiết tố (được chỉ định để ngừa thai hay điều trị thay thế trong giai đoạn mãn kinh) không làm gia tăng nguy cơ gây ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố phải được theo dõi sát bởi các bác sĩ để có thể phát hiện sớm ung thư vú nếu có.

 

Bên cạnh đó là các nguy cơ mang tính gia đình như di truyền khoảng từ 5- 6%, các trường hợp ung thư vú do di truyền của một gen bất thường, còn gọi là gen đột biến. Nếu nhận di truyền gen đột biến, khoảng từ 70-80% phụ nữ này sẽ bị ung thư vú về sau. Nhưng cũng có những gia đình có nhiều người bị ung thư vú nhưng không tìm được tác nhân có tính di truyền. Điều này được lý giải là do sống chung trong một môi trường nên vô tình họ gặp cùng các tác nhân nguy cơ như: ít sinh đẻ, có khuynh hướng bị bệnh lý tuyến vú lành tính, bệnh béo phì... Ngoài ra, những chấn thương tâm lý nghiêm trọng cũng có thể là một tác nhân nguy cơ làm phát triển ung thư vú. Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối bướu có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác như: tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen; tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết; núm vú bị thụt vào trong; xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú... Tất cả những dấu hiệu trên không phải chỉ gặp ở ung thư vú mà còn xuất hiện ở các trường hợp tổn thương lành tính dạng bướu đặc hoặc dạng nang. Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đi khám ngay và bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm bổ sung nếu cần. Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú gồm: siêu âm; chụp cộng hưởng từ; chẩn đoán tế bào học; lấy mẫu bệnh phẩm qua sinh thiết hoặc phẫu thuật.

 

Việc điều trị ung thư tối ưu gồm: kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích và liệu pháp nội tiết. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân được xem xét dựa vào các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, tiền căn bệnh lý của bệnh nhân, kích thước và vị trí của khối bướu, tình trạng các hạch, loại mô học và mức độ ác tính của các tế bào, mức độ nhạy cảm đối với các nội tiết tố được tiết ra từ buồng trứng, những tổn thương thứ phát (di căn) và một số yếu tố khác. Các biện pháp phục hồi chức năng thể chất trong và sau điều trị gồm: các bài tập vai sau khi phẫu thuật; chăm sóc cánh tay để tránh phù bạch huyết; cân bằng chế độ dinh dưỡng và thích ứng với lối sống để tăng cường phục hồi. Phục hồi chức năng tinh thần liên quan đến sự hỗ trợ gần gũi của vợ chồng, gia đình, bạn bè và các nhóm hỗ trợ. Ngoài ra, người bệnh phải tái khám thường xuyên.                            

 

 

                                                                            Đ.P (TH)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục