(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại trạm Y tế xã Do Nhân (Tân Lạc) vào ngày tổ chức khám - chữa bệnh nhân đạo do Bộ CHQS tỉnh và Hội CTĐ tỉnh khám cho các hộ gia đình nghèo, hộ gia đình chính sách. Trạm có 4 phòng chuyên môn: Phòng thuốc Bảo hiểm - hành chính, phòng lưu bệnh nhân, phòng sản và phòng trực cấp thuốc. Phòng thuốc bảo hiểm - hành chính của Trạm chỉ rộng khoảng 15 m2 với 2 bàn làm việc, tủ hồ sơ, tủ thuốc cùng một số thiết bị hỗ trợ khám, điều trị bệnh nhân kê chung. Do phòng chật hẹp nên y tá, y sĩ, dược sĩ phải ngồi làm việc chung. Nhiều khi có bệnh nhân phải kê bàn ra ngoài hiên ngồi khám.
Phòng thuốc bảo hiểm - hành chính của
trạm y tế xã Do Nhân (Tân Lạc) bị thấm dột, xuống cấp nghiêm trọng.
Chị Bùi Thị Nga, Trưởng trạm y tế xã Do Nhân cho
biết: Trời nắng còn đỡ, trời mưa nhiều, tường nứt, nước ngấm vào trong phòng.
Hầu hết các phòng đều bị ướt, tuy không phải mặc áo mưa ở trong nhà nhưng nền
nhà ướt hết. Vài ngày nắng mới khô được nền. Nguyên nhân là do mái lợp lâu ngày
xuống cấp nghiêm trọng nên thấm dột. Các tủ thuốc đều phải kê xa tường không
thì bị ngấm hỏng thuốc. Phòng chỉ chứa được 4-5 bệnh nhân nên nhiều khi bệnh
nhân đến khám đông phải đứng bên ngoài
để chờ đến lượt được khám. Có những ca bệnh có thể trạm điều trị trong
tầm tay nhưng phải chuyển tuyến vì không đủ phòng để điều trị. Phòng bệnh,
phòng khám, phòng đẻ... hầu hết hệ thống trần và mái các phòng đều hư hỏng
nặng. Với trang thiết bị của trạm, ngoài ống nghe chỉ có 1 bình ô xy, 1 máy hút
đờm, 1 máy khí rung và một số dụng cụ thông thường khác.
Qua tìm hiểu được biết, hiện tại, trạm y tế xã Do Nhân
có 6 y tá, y sĩ. Tuy gần đủ thành phần của
trạm nhưng chưa có bác sĩ. Trạm có 2 y sĩ khám nhưng chỉ 1 người có chứng chỉ hành nghề. Khi y sĩ có
chứng chỉ đi học, tập huấn hoặc nghỉ thì y sĩ còn lại chỉ được khám, không được
cấp thuốc. ông Bùi Văn Noi là bệnh nhân thường xuyên của trạm cho biết: Tôi
tuổi đã cao thường xuyên phải đến trạm khám - chữa bệnh. Cơ sở vật chất và
trang thiết bị của trạm sơ sài nên chỉ lúc nào bị bệnh nhẹ tôi mới đến khám.
Lần nào thấy không yên tâm tôi xin chuyển lên tuyến trên hoặc đi khám ngoài.
Tôi mong muốn trạm được nâng cấp để nhân dân yên tâm khám - chữa bệnh, không
phải đi xa.
Chị Bùi Thị Nga, Trạm trưởng cho biết thêm: Sở Y tế đã
về khảo sát 2-3 lần để xây dựng lại trạm
đảm bảo đúng tiêu chuẩn NTM nhưng đến nay vẫn chưa thấy khởi công. Trạm đang
chăm sóc sức khỏe cho 2.460 người dân trong xã, do xuống cấp nên thường xuyên
quá tải. Nếu trạm không sớm được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới thì công tác
chăm sóc sức khỏe ở đây sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Việt Lâm
Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.
(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.
(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.