(HBĐT) - Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến ngày 4/8, cả nước có hơn 71 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó, hơn 60 nghìn trường hợp phải nhập viện với 19 người đã tử vong.


Theo thống kê đến hết ngày 6/8, trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện 60 ca bệnh lâm sàng sốt xuất huyết ở 41/210 xã, phường, thị trấn, 8/11 huyện, thành phố có ca bệnh. Trong đó, nhiều nhất là huyện Kim Bôi có 26 ca, thành phố Hòa Bình 13 ca, huyện Lương Sơn 6 ca. Qua xét nghiệm, 11 ca dương tính với sốt xuất huyết Dengue trên tổng số 21 trường hợp lấy mẫu. Tất cả trường hợp dương tính này đều là ngoại lai. Nghĩa là những trường hợp này có hộ khẩu ở Hòa Bình nhưng tạm trú ở địa bàn khác hoặc những ca ở địa bàn có dịch di chuyển về Hòa Bình.

Theo bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong tuần vừa qua, số lượng bệnh nhân tăng lên mức báo động. Tính đến hết ngày 31/7 chỉ có 29 ca lâm sàng của 7/11 huyện, thành phố với 25 xã, phường, thị trấn. Trong đó, thành phố Hòa Bình 10 ca, huyện Kim Bôi 9 ca, huyện Tân Lạc 3 ca, huyện Lương Sơn 2 ca, huyện Lạc Sơn 2 ca, huyện Đà Bắc 2 ca và huyện Cao Phong 1 ca. Chỉ có 5 ca dương tính với vi rút Denguem hầu hết các ca dương tính đều là ngoại lai: Hà Nội 3 ca, Bình Dương 1 ca và thành phố Hồ Chí Minh 1 ca. Như vậy chỉ trong vòng một tuần số ca bệnh đã tăng lên gấp đôi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn quốc, vừa qua, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phòng, chống sốt xuất huyết từ cấp tỉnh đến cấp xã, lập kế hoạch cụ thể triển khai phòng, chống dịch bệnh theo từng tuyến phù hợp tình hình thực tế, trong đó có phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng về vật tư, hóa chất, thuốc khi có dịch xảy ra, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, bao gồm đội chống dịch cơ động tuyến tỉnh, huyện gồm: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đầy đủ hóa chất, máy móc, phương tiện. Tổ chức điều tra, định loại véc tơ (muỗi và bọ gậy) tại các xã có ca bệnh sốt xuất huyết để có các biện pháp kịp thời, chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, các hoạt động diệt loăng quăng, bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng. Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến. Bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng. Trung tâm Y tế các huyện, Bệnh viện Đa khoa thành phố điều trị các trường hợp thông thường. Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong, đảm bảo các bác sĩ, điều dưỡng luôn được cập nhật về các phác đồ điều trị hồi sức cấp cứu mới, tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới…

Đồng thời, Sở Y tế gửi công văn đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp đầy đủ thông tin về các bệnh pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch. UBND các huyện, thành phố huy động các ban, ngành, đoàn thể… thường xuyên hoạt động loại bỏ các ổ lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi. UBND huyện, thành phố chỉ đạo y tế các cấp đẩy mạnh hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, đảm bảo nguồn kinh phí phòng, chống dịch chủ động, bổ sung kinh phí kịp thời để triển khai các hoạt động trước, trong và sau khi có dịch.

Theo bà Trần Thị ái Hương, trước những diễn biến của dịch bệnh, người dân không quá hoang mang, cần vận động từng thành viên trong gia đình thực hiện các biện pháp thông thường phòng, chống dịch sốt xuất huyết bao gồm: loại bỏ loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi, bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt. Phòng muỗi đốt bằng hình thức làm lưới chắn muỗi vào nhà, thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Xua, diệt muỗi bằng cách sử dụng hương xua muỗi, bình xịt, xua diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện…

                                                                       Việt Lâm


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục