Bộ Y tế hiện đang đưa ra ba phương án điều chỉnh mức sinh gồm tự do sinh con, sinh ít hơn hai con, duy trì vợ chồng chỉ có hai con. Trong đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án nới lỏng chính sách sinh con và các địa phương sẽ phải có chính sách điều chỉnh cho sát mức sinh thay thế.


Sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành tham gia Hội thảo sức khỏe sinh sản.

Ba phương án điều chỉnh mức sinh

Việt Nam đã thực hiện chính sách giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số một cách thành công. Vào những năm 1990, khi tốc độ gia tăng dân số tới gần 2%/năm với số trẻ sinh ra từ 1,9-2,2 triệu/năm, Việt Nam đã thực hiện thành công chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con. Việt Nam gần như là nước duy nhất duy trì được mức sinh thay thế 2-2,1 con trong 10 năm qua, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước thực trạng già hóa dân số, mức sinh thay thế đang giảm, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, hiện nay Bộ Y tế đang đặt ra ba phương án để điều chỉnh mức sinh.

Thứ nhất, là duy trì mức sinh hiện nay càng lâu càng tốt, nhưng không quy định thành luật lệ, mà chỉ vận động để những nơi sinh ba con thì sinh ít đi và những nơi sinh ít thì nâng mức sinh lên.

Thứ hai, tiếp tục chính sách sinh ít hơn hai con để tiếp tục giảm tốc độ, quy mô tăng dân số, nhằm giảm bớt đầu tư cho an sinh xã hội, tiếp tục đưa mức sinh giảm xuống. Phương án này có hai mặt, vừa có lợi cho một nước đông dân như nước ta giảm mức sinh, nhưng nếu mức sinh giảm thì rất khó khăn để tăng lại mức sinh.

Thứ ba, là cho phép sinh con thoải mái, không vận động, không cấp phát phương tiện tránh thai miễn phí…

Việt Nam đang phải đối mặt là thực trạng giảm mức sinh ở một số địa phương. Ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 - 1,6 con), TP Hồ Chí Minh cũng chỉ còn 1,5 con.

Bài học kinh nghiệm từ Nhật, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… cho thấy, khi đã giảm mức sinh xuống thấp thì rất khó để kéo mức này lên. Năm 2013, Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách một con, cho phép sinh hai con, nhưng số đăng ký chỉ đạt ¾ dự kiến.

Singapore cũng đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, nhưng rồi 7-8 năm sau con số này xuống 1,7 con. Từ năm 1982, Singapore có chính sách khuyến sinh chọn lọc, từ năm 1989 thực hiện chính sách khuyến sinh toàn diện nhưng vẫn không mang lại kết quả.

Như vậy, nhiều nước thành công trong giảm sinh nhưng chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh. Do đó, phương án ít hơn hai con sẽ có nhiều điều đáng lo ngại. Còn phương án ba cho sinh thoải mái lại e ngại bùng nổ dân số. Vì thế, Bộ Y tế đang nghiêng về phương án một, tức là tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng cao mức sinh ở những vùng thấp.

Năm 2050, Việt Nam sẽ thừa 3-4 triệu đàn ông

Theo Tổng cục Dân số, dù tình trạng mất cân bằng giới tính xuất hiện chậm nhưng tốc độ tại Việt Nam lại rất nhanh. Thí dụ, năm 2006, chúng ta có 109,8 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2013 con số này tăng lên là 113,8 bé trai/100 bé gái. Và hiện nay, chúng ta đang duy trì ở mức 112 bé trai/100 bé gái.

"Mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra trầm trọng. Trước chỉ tình trạng này chỉ diễn ra ở thành thị thì nay cả ở nông thôn; người có điều kiện kinh tế, học vấn cao hơn lại lựa chọn giới tính khi sinh nhiều hơn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì đến năm 2050, Việt Nam sẽ thừa 3-4 triệu đàn ông với nguy cơ không lấy được vợ” – ông Tân cho biết.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ làm ảnh hưởng tới cơ cấu dân số, phá vỡ cấu trúc gia đình, tỷ lệ ly hôn cao, bất bình đẳng giới, tệ nạn buôn bán phụ nữ gia tăng…

Chín tháng đầu năm 2017, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã quyết liệt triển khai đoàn kiểm tra hành vi đưa thông tin vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn của một trang web với nội dung: "Mẹo "canh con trai” tự nhiên chính xác đến 99% - Khó tin nhưng có thật; Bí quyết để có thể mang bầu đúng ngày bé trai mà bạn mong muốn”. Ngoài ra, Tổng cục cũng kiểm tra Nhà sách Mạnh Hương về cuốn sách "Sinh con theo ý muốn” của Nhà xuất bản Y học phát hành năm 2009; nội dung tại Chương V của cuốn sách có giới thiệu các phương pháp sinh con theo ý muốn.

"Chúng ta phải tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi; thực hiện các chính sách hỗ trợ nữ giới, tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi…” – ông Tân đề xuất.

 

                                               TheoNhandan

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục