(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 17/8/2007 và Kết luận số 43-KL/TU, ngày 11/5/2012 của BTV Tỉnh uỷ về "tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác chăm sóc nạn nhân chất độc Da cam/dioxin” (NNCĐDC), BTV Thành uỷ Hoà Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện những nội dung của Chỉ thị tới các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, Hội quần chúng trên địa bàn thành phố; xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị trong toàn Đảng bộ. Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, phường căn cứ tình hình của từng đơn vị lồng ghép quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần nội dung Chỉ thị số 20-CT/TU và Kết luận số 43-KL/TU. Qua đó nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Hội NNCĐDC/dioxin được nâng lên; tạo điều kiện cho hội phát huy tinh thần chủ động, hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật nhằm khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, góp phần chia sẻ những nỗi đau do hậu quả của chất độc da cam để lại. 


Xác định Hội NNCĐDC/dioxin là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù. Hội tập hợp những nạn nhân bị tổn thương bởi chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia khắc phục hậu quả CĐDC/dioxin. Thành ủy Hòa Bình thường xuyên lãnh đạo quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn các cấp hội để toàn thể hội viên thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của địa phương và các doanh nghiệp trong việc chăm sóc, giúp đỡ, thực hiện các chế độ chính sách đối với NNCĐDC… Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về thảm họa da cam và những nỗi đau mà NNCĐDC phải gánh chịu. Từ đó khơi dậy tinh thần "Tương thân tương ái", đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc; tạo sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng đối với NNCĐDC.

Những năm qua, thành phố tăng cường các hoạt động nhân đạo đã tạo nên phong trào quần chúng giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, những hoạt động nhân đạo có ý nghĩa đối với NNCĐDC/dioxin ngày càng được quan tâm thực hiện trong các cấp ủy, chính quyền và nhân dân.

Công tác phối hợp giữa UBMTTQ và các phòng, ban, ngành, đoàn thể với Hội NNCĐDC/dioxin trong việc tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Mọi hoạt động của Hội đều gắn bó và phối kết hợp chặt chẽ với các phong trào hoạt động của các hội quần chúng, đoàn thể. Thực hiện tốt công tác cứu trợ nhân đạo, ủng hộ NNCĐDC; tiêu biểu như các cuộc vận động: "Ngày vì người nghèo”, "Đền ơn đáp nghĩa” "Tết vì người nghèo và NNCĐDC”…Vận động đóng góp các loại quỹ giúp đỡ hội viên khó khăn phát triển kinh tế, hỗ trợ con giống, ngày công lao động. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà nạn nhân dịp lễ, tết, việc hiếu, hỷ...

Để thực hiện tốt các chế độ, chính sách, các chương trình, dự án liên quan đến NNCĐDC/dioxin, hàng năm, TP Hòa Bình xây dựng kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân trên địa bàn, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán và Ngày vì NNCĐDC Việt Nam 10/8. Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, tặng quà, trợ cấp khó khăn cho hội viên và nạn nhân. Trong những năm qua, thành phố đã vận động, quyên góp được 285 triệu đồng hỗ trợ sửa chữa và xây mới 14 nhà cho hội viên chất độc da cam; tặng 5.121 xuất quà trị giá 1,2 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến nay, toàn thành phố có 488 đối tượng được hưởng chế độ đãi ngộ đảm bảo đúng đối tượng theo quy định.

Bên cạnh đó, công tác vận động thực hiện chế độ, chính sách đối với NNCĐDC được thành phố chú trọng; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua thu hút được nhiều người tham gia. Tập hợp, động viên nạn nhân tham gia các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động hiệu quả sự quyên góp tiền bạc, vật chất, sự ủng hộ tinh thần của cộng đồng xã hội để chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC/dioxin và gia đình của họ vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Theo đó, 100% hội viên và gia đình tham gia vào các phong trào thi đua như: phát huy vai trò, bản chất anh bộ đội cụ Hồ, nêu gương sáng trong việc rèn luyện sức khỏe, vượt khó khăn vươn lên; tham gia xây dựng xóm, phố, khu dân cư văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; tham gia phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần giữ vững anh ninh trật tự, an toàn xã hội.

P.V


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục