(HBĐT) - Có đủ bác sỹ để thực hiện công tác khám, chữa bệnh (KCB) nhưng số người được phép ký y lệnh điều trị thì rất ít, nhiều khi phải "từ chối” việc khám cho bệnh nhân khi số lượt khám trong ngày đã vượt khung quy định… Điều này đang là nỗi trăn trở lớn của các cơ sở y tế tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh và được xuất phát từ quy định về cấp chứng chỉ hành nghề y.


Các y, bác sỹ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc truyền dịch, điều trị cho bệnh nhi.

 Theo Luật KCB năm 2009 và các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan, bác sỹ chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề khi đã trải qua thời gian thực hành 18 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ những bác sỹ có chứng chỉ hành nghề y mới được phép ký y lệnh (khám và điều trị). Bác sỹ không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được độc lập trong việc khám và điều trị bệnh và nếu có khám và điều trị thì những ca này không được thanh toán BHYT.

 
Bị "khuôn” vào quy định này, bác sỹ Bùi Văn Nới, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tân Lạc giãi bày: TTYT huyện Tân Lạc hiện có 20 bác sỹ có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện việc KCB ở tất cả các khoa. Tuy nhiên, trong số 20 bác sỹ này mới có 10 bác sỹ được cấp chứng chỉ hành nghề, không những thế, 7/10 bác sỹ hiện là lãnh đạo, quản lý trung tâm và các khoa, phòng, vì vậy, việc KCB của trung tâm đang hết sức khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại TTYT huyện sụt giảm, tỷ lệ chuyển tuyến cao. Từ đầu năm 2017 đến nay, TTYT huyện chưa khi nào sử dụng hết công suất giường bệnh. Trong khi trung tâm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch số 37 ngày 29/10/2015 của liên Bộ Y tế - Tài chính "Quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc”. Tại thông tư này, định mức số lượng khám bình quân để sử dụng cho việc tính lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB đối với các hạng bệnh viện đều không vượt quá 45 lượt khám/bàn/ngày trong 8 giờ. Theo đó, cơ quan BHXH chỉ thanh toán tiền khám bệnh theo định mức do Bộ Y tế quy định.
 
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc TTYT huyện Cao Phong cũng bày tỏ nỗi lòng: TTYT huyện được giao 90 giường bệnh nhưng thực kê 140 giường bệnh và thông thường sử dụng 120-130 giường bệnh. Để phục vụ cho 120-130 giường bệnh này, trung tâm có 13 bác sỹ , trong đó 5, bác sỹ chưa có chứng chỉ hành nghề. Theo quy định, mỗi bác sỹ thực hiện công tác KCB thì có 3 điều dưỡng hỗ trợ phụ giúp chuyên môn. Như vậy, để cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc ( theo tiêu chuẩn) thì TTYT Cao Phong phải có 36 điều dưỡng, tuy nhiên, hiện trung tâm chỉ có 21 điều dưỡng.
 
Trả lời cho câu hỏi: Vì sao lại có tình trạng thiếu điều dưỡng trong khi lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường Trung học Y tế Hòa Bình hệ điều dưỡng đang thất nghiệp rất nhiều…? bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường lý giải: Chỉ bác sỹ đã được thăng hạng, có chứng chỉ hành nghề mới được bố trí 3 điều dưỡng hỗ trợ, vì vậy, mặc dù thiếu nhân lực nhưng chúng tôi không được phép tuyển dụng.
 
Từ khi sáp nhập TTYT dự phòng và Bệnh viện Đa khoa huyện, TTYT huyện Yên Thủy ( tên gọi mới) có 231 người bao gồm cả hệ thống Trạm y tế các xã, thị trấn. Trong đó có 32 bác sỹ, 70 y sỹ, 32 điều dưỡng, 22 dược sỹ, 21 nữ hộ sinh… Bác sỹ Dương Văn Tiến, Giám đốc TTYT huyện Yên Thủy tỏ bày: Nếu nhìn vào đội ngũ 32 bác sỹ thì chúng tôi không thiếu nhưng ngặt nỗi do việc sáp nhập 2 đơn vị, thay đổi tên cơ quan, thay đổi con dấu, thay đổi vị trí làm việc của một số bác sỹ… dẫn đến không đủ điều kiện đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cho họ. Vì vậy, hiện chúng tôi luôn phải gắng sức để đáp ứng yêu cầu KCB cho nhân dân, công việc nhiều, trong khi thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động vẫn ở mức thấp.
 
Xác định rõ: quy định siết chặt việc cấp chứng chỉ hành nghề y là cách làm cẩn trọng để hạn chế tới mức thấp nhất việc để xảy ra các sự cố y khoa khi thực hiện KCB cho nhân dân. Tuy nhiên, những quy định về chứng chỉ hành nghề y cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc điều hành hoạt động KCB tại các cơ sở y tế tuyến huyện, đặc biệt là trong bối cảnh các TTYT huyện mới được hợp nhất và đi vào hoạt động từ tháng 1/2017. Vì vậy, các cơ sở y tế cấp huyện rất mong Sở Y tế đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt là quy định số lượng khám bình quân để sử dụng cho việc tính lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB đối với các hạng bệnh viện đều không vượt quá 45 lượt khám/bàn/ngày (trong 8 giờ) cần có hướng mở để cơ sở y tế vận dụng linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu công việc.

 

                                                                 Thúy Hằng

 


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục