(HBĐT) - Xác định BHYT toàn dân là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Cán bộ trạm y tế xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) khám, chữa bệnh cho người dân.

 

Thời gian qua, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã đề ra nhiều giải pháp, hoạt động nhằm phát triển BHYT toàn dân, đặc biệt phát triển theo hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia BHYT tại xã vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung tại nhiều nơi khác trong tỉnh.

Xã Mông Hóa đã về đích NTM vào năm 2015, hiện xã đang gặp khó khăn trong việc duy trì tiêu chí về tỷ lệ người dân tham gia BHYT. Toàn xã có 1.254 hộ với 5.619 nhân khẩu. Tính đến tháng 6/2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt gần 60%.

Đồng chí Bùi Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Nguyên nhân do giá nông sản 2 năm vừa qua, đặc biệt là cây mía và cây sả mất giá, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách BHXH, BHYT, BHTN còn hạn chế. Người dân chưa hiểu hết được tầm quan trọng và ý nghĩa an sinh xã hội của chính sách bảo hiểm dẫn đến việc tham gia BHXH, BHYT tự nguyện thấp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc sụt giảm tỷ lệ tham gia là số dân thoát khỏi vùng kinh tế khó khăn theo Quyết định số 1049, ngày 26/14/2014 của Thủ tướng Chính phủ tương đối lớn, ảnh hưởng đến số người tham gia BHYT trên địa bàn xã.

Trước thực trạng đó, xã đã đưa ra nhiều giải pháp như đa dạng hình thức tuyên truyền cho người dân bằng việc lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh của các xóm, khu phố. Treo băng rôn, khẩu hiệu về BHYT tại nơi đông người, phát tờ rơi đến thôn, xóm. Tổ chức nhiều cuộc đối thoại, mở cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về chính sách BHYT cho toàn dân. Đến hết tháng 10/2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn xã nâng lên 70%.

Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, cụ thể, cách thức triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng thời điểm phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với đó gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ chuyên trách các hội, đoàn thể, trong đó đảng viên, cán bộ phải đi đầu, gương mẫu. Phối hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… trong công tác tuyên truyền. Tất cả các đơn vị đều chung tay vào cuộc để đạt được mục tiêu đề ra đến cuối năm tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 80%.

Nói về lợi ích BHYT đem lại, chị Nguyễn Thị Mai, Trạm trưởng trạm y tế xã Mông Hóa cho biết: Là người trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn xã, tôi thấy BHYT rất có lợi cho bệnh nhân. Giảm nhiều chi phí khám - chữa bệnh. Trạm y tế xã được sửa chữa lại khang trang. Đội ngũ y, bác sỹ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, trình độ chuyên môn, vì thế, gần đây bà con đến khám bệnh và nhận thuốc tại trạm đông hơn. Trên địa bàn xã hiện nay mới có 2 đại lý bán BHYT đặt tại UBND xã và bưu điện Bãi Nai. Nhiều người dân có nhu cầu mua BHYT lại đến trạm hỏi mua. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, Trạm y tế xã mong muốn đặt thêm một đại lý bán BHYT ngay tại trạm để khi người dân đến khám bệnh có thể tư vấn, phục vụ được kịp thời.


                                                                Đồng Hương


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục