(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 20 km, xã Tự Do là xã vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Trạm Y tế xã được xây dựng từ năm 2003 nhưng do đặt ở vùng trũng thường xuyên bị ngập nước nên cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho 2.608 người dân trong xã.


Phòng lưu bệnh nhân của Trạm Y tế xã Tự Do (Lạc Sơn) chật chội ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh.

 

Chúng tôi đến trạm y tế xã Tự Do sau trận mưa lớn được vài ngày. Từ ngoài cổng nhìn xuống trạm thấp hơn hẳn so với mặt đường. Ngấn nước mấy ngày trước vẫn còn nguyên, gần lên đến nền nhà của trạm. Cổng trạm và "tường” bao là những cây gỗ, tre được buộc tạm để ngăn trâu, bò. Anh Bùi Văn Mạnh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tự Do cho biết: Cơn mưa đầu mùa chỉ khoảng hơn 1 giờ đã làm ngập hết sân của trạm. Bệnh nhân đến phải lội bì bõm. Nếu mưa chỉ kéo dài khoảng 30 phút nữa nước sẽ ngập vào trong nền nhà. Hầu như năm nào trạm cũng bị vài lần ngập, có lần còn ướt cả tủ thuốc. Do ngập nước nên hầu hết tường xây bị bong tróc, rêu mọc xuống cấp. Nguyên nhân là do khu xây dựng trạm nằm ở vùng thung lũng, bao quanh là đồi, núi. Chỗ thoát nước là hang đá nhỏ nên nước rút chậm. Điểm xây trạm cũng không cao hơn chỗ thoát nước nhiều nên khi mưa dồn dập gây úng cục bộ. Bên ngoài khuôn viên trước đây không được đầu tư tường rào nên người ngoài đi lại qua trạm tự do. Qua thời gian sử dụng, nhiều người dân thường chăn thả trâu, bò ngay trong khuôn viên trạm, gây mất vệ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh. Để tránh tình trạng này, trạm đã huy động cán bộ vào ngày nghỉ lấy cây làm rào và cổng tạm để trâu, bò không vào.

Đưa chúng tôi đi thăm trạm anh Mạnh cho biết thêm: Là xã đặc biệt khó khăn với 100% là người dân tộc thiểu số, Tự Do cách trung tâm huyện hơn 20 km, hiện còn gần 10 km là đường cấp phối. Giao thông khó khăn nên hầu hết việc khám, chữa bệnh của người dân trong xã đều do trạm điều trị. Những ca bệnh quá nặng mới phải chuyển tuyến trên. Hàng năm, trạm tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 2.000 lượt người. Ngoài chức năng khám, chữa bệnh, trạm còn thực hiện các chương trình y tế của ngành. Về cơ sở vật chất, trạm được xây dựng từ năm 2003 với 8 phòng chức năng. Hầu hết cửa của các phòng đều hở nên ảnh hưởng đến khám, chữa bệnh, nhất là việc vô trùng trong quá trình thủ thuật. Mặt khác, thiết kế nhiều phòng chật chội, nhất là phòng lưu bệnh nhân, trong khi hành lang rộng không đáp ứng tiêu chuẩn của ngành y tế. Trang thiết bị nhiều năm qua cũng hư hỏng, hầu hết các bộ dụng cụ khám, chữa bệnh, điều trị, thủ thuật không đủ nên không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh. Do vậy, trạm y tế mong muốn các cấp ngành quan tâm đầu tư nâng cấp để trạm làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng khó khăn.

 

Việt Lâm

Các tin khác


Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai

Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao hiện nay.

Bất an thực phẩm tươi sống ở chợ

(HBĐT) - Hiện nay, thực phẩm ở chợ rất đa dạng, phong phú. Thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống đáp ứng nhu cầu của người nội trợ. Tuy nhiên, có thực trạng là thừa hàng, thiếu niềm tin khi ra chợ, nhiều người luôn đặt câu hỏi nên ăn gì cho an toàn?

Trang bị kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

(HBĐT)- Ngày 8/5/2018, Trung tâm phòng chống HIV /AIDS tổ chức lớp tập huấn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho tư vấn viên của các Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy và Trung tâm phòng chống HIV /AIDS.

Khoảng 30% trạm y tế xã thiếu người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Khoảng 30% trạm y tế xã thiếu nhân lực cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, cần xây dựng các chính sách phù hợp để đưa dịch vụ đến tận nơi người dân có nhu cầu.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia

Ngày 8-5, tại Trường PTTH Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư phối hợp Trung tâm Dân số quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo "Thalassemia - Nguy cơ của chất lượng dân số Việt Nam”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc phòng tránh bệnh Thalassemia.

4 tháng đầu năm, có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018 có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục