(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Lực, 58 tuổi ở xã Cư Yên (Lương Sơn) mất ngày 11/4/2018 nhưng nỗi ám ảnh của người thân vẫn còn. Dù được đưa đến bệnh viện cứu chữa nhưng ông đã tử vong sau khi có các triệu chứng của bệnh dại: sốt cao, bồn chồn, lo lắng, co giật, sợ gió, sợ ánh sáng...

Qua điều tra của Trung tâm Y tế huyện, vào ngày 28 Tết (13/2), một con chó lạ đến nhà ông, khi ra đuổi, ông bị cắn vào tay. Do cận Tết và nghĩ con chó nhỏ cắn không sao nên ông không đi tiêm phòng bệnh dại. Trước đó, trong tháng 1/2018, một học sinh tại xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã tử vong vì bệnh dại sau khi ủ bệnh hơn 3 tháng. Đây cũng là trường hợp không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn.
 
Nói về sự chủ quan của người dân, bác sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn dẫn chứng: Năm 2016, trên địa bàn huyện có 2 trường hợp bị chó cắn mắc bệnh dại và tử vong. Trong đó có trường hợp 1 con chó cắn 2 người, 1 người đi tiêm giữ được mạng sống, 1 người không tiêm chết đã chiếc sau khi lên cơn dại. Một trường hợp khác tử vong do bị chó cắn nhưng không đi tiêm mà chỉ chữa thuốc nam.
 
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh, trong quý I /2018, toàn tỉnh có 467 người bị chó, mèo nghi mắc bệnh dại cắn đến Trung tâm YTDP tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố tiêm vắc xin phòng bệnh, tập trung nhiều tại các huyện: Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong và TP Hòa Bình. Trong đó, 443 người bị chó cắn; 15 người bị cắn vào vùng đầu, mặt, cổ; 69 người bị cắn vào tay, 347 người bị cắn vào chân. Về mức độ vết thương, 32 người ở mức độ I (không bị tổn thương), 393 người ở mức độ II (tổn thương trên da, niêm mạc), 42 người ở mức độ III (tổn thương nguy hiểm). Về tình trạng chó sau khi cắn, 349 con bình thường, 85 con ốm, 29 con chạy rông và mất tích, 4 con lên cơn dại. Tính trong 4 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh có 2 người tử vong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn.
 
Trên thực tế, không ít người chủ quan không đi tiêm vắc xin khi bị chó cắn. Chủ nuôi cũng chưa thực hiện nghiêm quy định về nuôi nhốt, tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó. Trong khi đó, bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm gây chết người đáng sợ nhất của loài người.
 
Phó khoa Truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, Trung tâm YTDP tỉnh Phan Văn Vũ cho biết: Người bị chó dại cắn khi đã phát bệnh không thể chữa được và sẽ dẫn đến những cái chết thương tâm. Vi rút dại có chủ yếu ở chó và truyền trực tiếp sang người qua nước bọt tại vết cắn, vết xước. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi rút dại nhân lên, hướng tới phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại. Người bị chó dại cắn có thể ủ bệnh khoảng 10 ngày hoặc kéo dài 2 - 3 tháng, 1 năm, thậm chí lâu hơn tùy vào chỗ cắn, lượng vi rút xâm nhập, thông thường từ 2 - 8 tuần... Để phòng bệnh, người dân cần tiêm vắc xin phòng dại 100% cho chó. Cẩn trọng khi tiếp xúc với chó, kể cả là của gia đình, nhiều trường hợp chó nhà cắn cũng mắc bệnh dại dẫn đến tử vong. Nếu bị chó cắn hãy vệ sinh, sát trùng vết thương để giảm bớt lượng vi rút và đến cơ sở y tế để được tư vấn, chỉ định tiêm phòng.
 
Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi dễ phát sinh bệnh dại. Bệnh thường "cao điểm” từ tháng 5 đến tháng 9. Tuy nhiên, khó khăn là có một số thời điểm "cháy” vắc xin phòng bệnh. Trong tháng 3, Trung tâm YTDP tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố hết vắc xin trong 15 ngày. Một số người bị chó cắn đến tiêm nhưng cán bộ Trung tâm phải hướng dẫn, giới thiệu đến các điểm tiêm của Hà Nội. Trong khi, người bị chó cắn thường là người dân ở vùng nông thôn, nghèo, ngại phải đi xa. Đến ngày 1/5, vắc xin phòng bệnh dại tiếp tục hết.
 
Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Trần Thị ái Hương cho biết: Có thời điểm cả nước khan hiếm vắc xin phòng bệnh dại. Trung tâm đã xây dựng kế hoạch nhập 6.000 liều vắc xin phòng bệnh dại cho năm 2018 và dự kiến ngày 18/5 sẽ "về” đến Hòa Bình.

 

                                                                                          Cẩm Lệ

Các tin khác


Bất an thực phẩm tươi sống ở chợ

(HBĐT) - Hiện nay, thực phẩm ở chợ rất đa dạng, phong phú. Thực phẩm chín, thực phẩm tươi sống đáp ứng nhu cầu của người nội trợ. Tuy nhiên, có thực trạng là thừa hàng, thiếu niềm tin khi ra chợ, nhiều người luôn đặt câu hỏi nên ăn gì cho an toàn?

Trang bị kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

(HBĐT)- Ngày 8/5/2018, Trung tâm phòng chống HIV /AIDS tổ chức lớp tập huấn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho tư vấn viên của các Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy và Trung tâm phòng chống HIV /AIDS.

Khoảng 30% trạm y tế xã thiếu người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Khoảng 30% trạm y tế xã thiếu nhân lực cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, cần xây dựng các chính sách phù hợp để đưa dịch vụ đến tận nơi người dân có nhu cầu.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia

Ngày 8-5, tại Trường PTTH Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư phối hợp Trung tâm Dân số quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo "Thalassemia - Nguy cơ của chất lượng dân số Việt Nam”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc phòng tránh bệnh Thalassemia.

4 tháng đầu năm, có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018 có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.

“Tiếp sức người bệnh” hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân

(HBĐT) - Được triển khai từ tháng 4/2018 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chiến dịch "Tiếp sức người bệnh” bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, làm giảm đáng kể tình trạng quá tải, mất trật tự, từng bước xây dựng hình ảnh bệnh viện thân thiện đối với bệnh nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục