(HBĐT) - Năm 1988, Hòa Bình bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và lao cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau 30 năm triển khai chương trình TCMR, mỗi năm có hàng vạn liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai. Hiện nay, với 12 loại vắc xin được triển khai thường xuyên trong chương trình TCMR đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu bệnh tật, giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm
vắc xin viêm gan B tại Trung tâm Y tế huyện Mai Châu.
Nhờ tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao,
Hòa Bình cùng với cả nước đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ
bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đến nay vẫn tiếp tục duy trì thành quả
này. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ
vắc xin luôn đạt trên 95%.
Đồng chí Trần Thị ái Hương, Giám
đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
tiêm chủng thường xuyên tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm an toàn,
đúng quy trình tiêm chủng. Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi 30 phút
sau tiêm, 24 giờ đầu sau tiêm.
Để bảo đảm an toàn trong tiêm
chủng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng
cao năng lực cho cán bộ các tuyến. Ngoài ra, cử cán bộ thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại các điểm tiêm chủng, đặc biệt là những xã vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường quản lý vắc xin, vật tư trong
công tác tiêm chủng mở rộng.
Để đảm bảo chất lượng vắc xin,
các cán bộ y tế thường xuyên thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống dây chuyền
lạnh và ghi nhật ký theo dõi việc bảo dưỡng tủ theo đúng quy định. Kiểm tra
tình trạng vắc xin đang bảo quản trong dây chuyền lạnh như: hạn sử dụng, nhãn,
lọ vắc xin, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin. duy trì việc theo dõi và ghi nhiệt độ
của các thiết bị lạnh bảo quản vắc xin 2 lần trong ngày, 7 ngày trong tuần, sử
dụng các loại thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động, ghi lại tình trạng hiển thị
hàng ngày của thiết bị và hàng tháng phải xuất dữ liệu để lưu và đối chiếu với
kết quả ghi chép hàng ngày đối với tủ lạnh bảo quản vắc xin.
Hiện nay, biến đổi khí hậu và
thời tiết có xu hướng cực đoan, nguy cơ phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và phát triển KT-XH của đất
nước. Nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các bệnh dịch nguy hiểm, các bệnh có liên quan
đến TCMR quay trở lại, cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và cộng đồng về công tác tiêm chủng, bảo đảm về tỷ lệ và chất lượng
tiêm chủng đạt ở mức cao.
Thu Hương
(HBĐT) - Được triển khai và thực hiện trong 6 năm (từ 2013 – 2019), dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (viết tắt là Norred) với mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện các chiến lược y tế quốc gia nhằm cải thiện tiếp cận của người dân tại 13 tỉnh thuộc dự án gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung ương Thái Nguyên tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, phù hợp với các chiến lược và chính sách của quốc gia về phát triển hệ thống y tế,
(HBĐT) -Hồi 16h ngày 25/9, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong Khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng.
Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong.
(HBĐT) - Ngày 25/9, BCĐ thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch hành động về dinh dưỡng giai đoạn 2018 - 2020. Dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố và một số tổ chức quốc tế.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành giám sát ổ dịch viêm não Nhật Bản tại xóm Trang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi. Qua giám sát cho thấy, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 2 đạt mục tiêu đề ra, mũi 3 đạt 50,7%, chưa đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một số gia đình trong xóm ở quanh nhà còn nhiều bụi rậm, xây chuồng gia súc gần nhà ở và chưa có vắc xin để tiêm mũi 3 cho các đối tượng nguy cơ.
(HBĐT) - Qua giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng về dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh cho thấy 28/31 ổ dịch từ năm 2017 có tỷ lệ muỗi, lăng quăng, bọ gậy vượt mức, có nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết.