Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến não của trẻ em, hiện nay, cứ 10 trẻ em thì có tới 9 trẻ phải sống trong môi trường ô nhiễm rất nguy hiểm.

 


Ảnh minh họa. (Nguồn: Momspresso)

Đây là thông báo của người phát ngôn của Tổng thư ký Antonio Guterres đưa ra cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 29/10 khi đề cập đến kết quả nghiên cứu vừa được Tổ chức Sức khỏe Thế giới của Liên hợp quốc (WHO) công bố.

Theo kết quả nghiên cứu này, ước tính riêng năm 2016 có tới 600.000 trẻ em chết do viêm phế quản cấp tính chủ yếu do ô nhiễm không khí và Liên hợp quốc đang kêu gọi các quốc gia phải có chính sách thiết thực để giải quyết vấn đề này.

Báo cáo cũng cho hay ô nhiễm không khí cả trong nhà và ngoài đường nghiêm trọng nhất ở những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình và việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể khiến các bà mẹ sinh non tháng, khiến trẻ không đủ cân và có thể mắc chứng hen, ung thư, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh.

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng ô nhiễm không khí đang gây độc hại cho cuộc sống nhiều triệu trẻ em trên thế giới trong khi đáng ra các em phải được hít thở bầu không khí trong lành và phát triển đầy đủ nhất.

Theo WHO, trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn, dễ nhiễm các chất độc hơn. Thậm chí trẻ sơ sinh và trẻ em bé càng dễ bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm khi gia đình các em sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm để nấu ăn, sưởi và thắp sáng.

WHO hiện đề xuất một số giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm không khí như dùng nhiên liệu sạch để nấu ăn và vận hành các phương tiện đi lại cũng như chú trọng đến việc sử dụng các loại năng lượng hiệu quả trong quy hoạch nhà ở và đô thị./.

 

TheoVietNamPlus


Các tin khác


Liên tiếp 2 vụ tử vong vì truyền dịch: Báo động tình trạng lạm dụng truyền dịch

Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.

Vì sao thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng?

(HBĐT) - Nhiều phụ huynh lo lắng khi đến lịch tiêm chủng định kỳ tháng 10/2018 nhưng lại không có đủ vắc xin để tiêm cho trẻ. Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã hết. Ngay cả một số loại vắc xin tiêm dịch vụ thời điểm giữa tháng 10 cũng thiếu, khiến nhiều cha mẹ "đỏ mắt” ngóng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Hợp tác chuyên môn quân y Việt Nam - Đức

Chiều 24-10, tại TP Hồ Chí Minh, đoàn lãnh đạo cao cấp Bệnh viện Bad Schmiadeberg, Cộng hòa Liên bang Đức đã đến thăm, trao đổi hợp tác chuyên môn Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).

“Cậu bé người cóc” đáp ứng tốt điều trị ngoài da

Theo BS Nguyễn Thị Hoa, Khoa D2 chuyên về da liễu bà mẹ - trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương thì sau một tuần nằm viện (16-10), bệnh nhi Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi ở xóm Pác Táng, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) được chẩn đoán bị bệnh vẩy nến thể mụ đã đáp ứng tốt với thuốc điều trị ngoài da.

Xã Yên Thượng: Chất lượng dân số còn nhiều thách thức

(HBĐT) - Chất lượng dân số của xã vùng cao Yên Thượng (Cao Phong) đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Tỷ lệ phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh là 0%; bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh khó khăn trong công tác điều trị và truyền máu; tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng.

Đái tháo đường - nguy hiểm nếu phát hiện muộn

(HBĐT) - Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng với những biểu hiện và diễn biến âm thầm, bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục