Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.


Người phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III do truyền nước tại nhà được các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí cấp cứu thành công. Ảnh: BSCC

Người phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III do truyền nước tại nhà được các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí cấp cứu thành công. Ảnh: BSCC

 

Những cái chết liên quan đến truyền dịch liên tiếp xảy ra mới đây, khiến nhiều người "giật mình” khi vẫn thường xuyên sử dụng biện pháp truyền dịch tại nhà mỗi khi ốm, sốt hoặc cơ thể mệt mỏi.

Truyền nước vô tội vạ

Hiện nay, dịch vụ tiêm truyền tại nhà đang nở rộ. Chỉ cần tìm trên mạng nội dung liên quan đến truyền nước tại nhà, người dân có thể dễ dàng tìm số điện thoại và gọi người đến truyền nước tại nhà, mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Giá cho dịch vụ này dao động trong khoảng 100 - 200 nghìn đồng/lần. Mỗi khi ốm, sốt, tiêu chảy mất nước, nhiều người có thói quen đến phòng khám tư hoặc nhờ y bác sĩ quen đến nhà để truyền nước, thậm chí không cần khám tại các bệnh viện hay cơ sở y tế. Cứ thế, việc truyền dịch diễn ra khá dễ dàng và phổ biến hiện nay. Ông Nguyễn Hoàng T (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: "Tôi nghe nói là cứ mệt truyền nước là đỡ, gần nhà có y sĩ M, tôi thường đến nhà ông ấy xin truyền chai nước mỗi khi ốm, sốt, cơ thể mệt mỏi. Truyền xong thấy khỏe hơn hẳn. Nhiều khi làm việc lao lực, mệt quá mà không truyền nước thì chỉ có nghỉ làm thôi. Tôi nghĩ là truyền nước thì chẳng ảnh hưởng gì đâu mà”.

Cách đây vài ngày, các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí đã phải cấp cứu cho một phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III, tiên lượng rất nặng do tự ý ra hiệu thuốc mua nước hoa quả để truyền dịch tại nhà.

Bệnh nhân cho biết, trước đây mỗi khi mệt mỏi, bà thường ra mua nước hoa quả hoặc gọi nôm na là "chai đạm” và về nhờ cháu có biết chuyên môn về cắm dịch truyền làm giúp. Lần này cũng vậy, nhưng sau cắm kim được khoảng 10 phút, bà thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng đưa đến viện. Các bác sĩ cho biết may mắn là người phụ nữ này đến viện cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Lạm dụng truyền nước, có thể nguy kịch đến tính mạng

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không?

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.

"Ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Mặt khác, khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim” - PGS Dũng cũng chia sẻ.

Theo PGS Dũng, truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm bệnh nhân thừa thiếu chất gì ở trong máu. Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận…

Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, có thể lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.

Các chuyên gia khuyến cáo: Việc tiêm, truyền tại nhà là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như tai biến nặng nhất có thể tử vong do sốc phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt đối không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

                                                                                       Theo báo Lao Động

Các tin khác


Đái tháo đường - nguy hiểm nếu phát hiện muộn

(HBĐT) - Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng với những biểu hiện và diễn biến âm thầm, bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hành trình tìm con trong nước mắt của những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, nước ta có 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản (tương đương hơn 1 triệu cặp) gặp phải các vấn đề vô sinh hiếm muộn và có nhu cầu điều trị.

Chủ động phòng bệnh khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện đợt không khí lạnh khiến nhiệt độ buổi sáng và đêm xuống thấp nhưng đến trưa và chiều lại tăng. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ tăng, giảm đột ngột là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Hiệu quả thực hiện dự án Norred tại Hòa Bình

(HBĐT) - Norred là dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng bắt đầu tiến hành từ tháng 10-2013 đến năm 2019. Tại Hòa Bình, Dự án Norred được triển khai tại 5 bệnh viện bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu, bệnh viện các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc. Phạm vi đào tạo tập trung vào các chuyên khoa chính gồm: Ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, nhi khoa, ung bướu, sản phụ khoa và các chuyên ngành phụ trợ.

Gian nan hành trình tìm con trong nước mắt của những cặp vợ chồng hiếm muộn

(HBĐT) - Làm cha mẹ đó là mong muốn của bất cứ ai khi trưởng thành, xây dựng gia đình. Con cái không chỉ là niềm vui, là hi vọng, là động lực của mỗi gia đình mà còn là sợi dây vô hình gắn kết cho sự tồn tại và hạnh phúc của mối quan hệ vợ chồng.

Xã Cao Dương từng bước gỡ khó công tác dân số

(HBĐT) - Hiện nay, công tác dân số tại xã Cao Dương (Lương Sơn) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tình trạng sinh con thứ 3 khó kiểm soát; tảo hôn vẫn diễn ra; chất lượng dân số chưa cao. Trong khi đó, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số còn hạn chế khiến công tác này gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng trên, để từng bước nâng cao hiệu quả công tác dân số, xã Cao Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục