(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến hết ngày 11/10/2018, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 87 ca tay - chân - miệng, tăng 37 ca so với tháng 9. Trước nguy cơ bùng phát bệnh tay - chân - miệng trong cả nước, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh, kiểm soát gia tăng số ca mắc mới, ngăn chặn bệnh lây lan ra diện rộng, trong đó có sự phối hợp với ngành GD&ĐT thông tin, tuyên truyền nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để tiếp nhận điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.


 

Cô nuôi hướng dẫn các bé trường mầm non Đồng Tiến (TP Hòa Bình) rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

 

Cô Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường mầm non Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cho biết: Ngay từ đầu năm học 2018, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tới công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh tay - chân - miệng nói riêng. Cùng với đề cao cảnh giác về nguy cơ lây nhiễm, nhà trường chú trọng đến chất lượng bữa ăn cho các em nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ phòng tránh được những bệnh lây nhiễm. Bệnh tay - chân - miệng là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non. Nhà trường luôn khơi thông cống, rãnh, sử dụng nguồn nước sạnh và nhập thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bếp ăn của trường đã bố trí các loại dao, thớt riêng biệt cho việc chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống, có máy sấy bát. Bên cạnh đó, trường còn dán, phát các băng rôn, khẩu hiệu phòng bệnh tay - chân - miệng tại trường và tuyên truyền rộng rãi đến phụ huynh học sinh các biện pháp ngăn ngừa bệnh.

Không chỉ trường mầm non Đồng Tiến mà các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. Chính vì thế, công việc vệ sinh hàng ngày được các trường mầm non quan tâm. Ngoài vệ sinh sạch sẽ, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, việc sử dụng cloramin B để lau dọn, vệ sinh sát trùng các phòng học, khu vực nhà vệ sinh, khu ăn uống và đồ chơi cho trẻ sau mỗi ngày, đảm bảo cho các bé môi trường vui chơi sạch sẽ và an toàn. Các trường mầm non còn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm y tế chủ động triển khai và thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, chưa có vắc-xin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay- chân - miệng. Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Làm sạch đồ chơi, chất thải của trẻ phải được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thùy Dung

(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Vào vùng nguy cơ cao sốt xuất huyết

(HBĐT) -Đợt dịch sốt xuất huyết hồi tháng 8 năm ngoái, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) có 4 bệnh nhân. Trong đó, 2 bệnh nhân đi làm xa về nhà và ở nơi khác đến sinh sống. Còn 2 bệnh nhân là Bùi Thị Lợi và Vũ Thị Khánh Huyền ở xóm Rậm và xóm Chùa là bệnh nhân nội sinh tại địa phương.

Liên tiếp 2 vụ tử vong vì truyền dịch: Báo động tình trạng lạm dụng truyền dịch

Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.

Vì sao thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng?

(HBĐT) - Nhiều phụ huynh lo lắng khi đến lịch tiêm chủng định kỳ tháng 10/2018 nhưng lại không có đủ vắc xin để tiêm cho trẻ. Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã hết. Ngay cả một số loại vắc xin tiêm dịch vụ thời điểm giữa tháng 10 cũng thiếu, khiến nhiều cha mẹ "đỏ mắt” ngóng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Hợp tác chuyên môn quân y Việt Nam - Đức

Chiều 24-10, tại TP Hồ Chí Minh, đoàn lãnh đạo cao cấp Bệnh viện Bad Schmiadeberg, Cộng hòa Liên bang Đức đã đến thăm, trao đổi hợp tác chuyên môn Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).

“Cậu bé người cóc” đáp ứng tốt điều trị ngoài da

Theo BS Nguyễn Thị Hoa, Khoa D2 chuyên về da liễu bà mẹ - trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương thì sau một tuần nằm viện (16-10), bệnh nhi Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi ở xóm Pác Táng, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) được chẩn đoán bị bệnh vẩy nến thể mụ đã đáp ứng tốt với thuốc điều trị ngoài da.

Xã Yên Thượng: Chất lượng dân số còn nhiều thách thức

(HBĐT) - Chất lượng dân số của xã vùng cao Yên Thượng (Cao Phong) đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Tỷ lệ phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh là 0%; bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh khó khăn trong công tác điều trị và truyền máu; tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục