Theo thạc sỹ-bác sỹ Đỗ Quang Thành, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang, sau khi được chữa trị tại bệnh viện tuyến huyện trong vài ngày không thuyên giảm, một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đã được người nhà bệnh nhân chuyển tới Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang.
Ảnh
minh họa. Tuấn Anh/TTXVN)
Mặc dù đã được các y bác sỹ tận tình chữa
trị nhưng do bệnh tiến triển quá nhanh, ngày 26/10 bệnh nhi đã tử vong.
Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang cho biết, trong tháng 10/2018, số
ca mắc bệnh tay chân miệng đến nhập viện tăng gần gấp ba lần so với tháng
9/2018 và hơn bảy lần so với tháng 8/2018. Cụ thể, trong tháng 9/2018, Bệnh
viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang tiếp nhận 72 ca nhập viện do mắc bệnh
tay chân miệng nhưng đến tháng 10, số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng nhập viện
là 189.
Theo bác sỹ Đỗ Quang Thành, những tháng trước, trung bình mỗi ngày khoa Nhi của
bệnh viện tiếp nhận 3-5 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, nhưng thời gian gần
đây, số ca mắc tay chân miệng tăng đột biến, mỗi ngày khoa Nhi đều tiếp nhận
trên 20 bệnh nhân. Chủ yếu các trường hợp mắc bệnh này là trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi.
Bác sỹ Đỗ Quang Thành khuyến cáo đang vào mùa dịch bệnh tay chân miệng, phụ
huynh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ, vệ sinh vật dụng ăn uống
sạch sẽ trước khi sử dụng, thường xuyên lau sạch bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng
ngày, đồ chơi của bé.
Khi thấy trẻ quấy khóc, biếng ăn, giật mình lúc ngủ, kết hợp với các biểu hiện
sốt, nổi bọng nước, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám
và điều trị theo từng mức độ bệnh, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị
tại nhà không theo chỉ dẫn của bác sỹ./.
TheoVietNamPlus
Bệnh viện quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận 30 trẻ em nhận viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.
(HBĐT) - Chiều 26/10, dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và đồng bằng Sông Hồng ( NORRED), Ban quản lý dự án TW ( Bộ y tế ) phối hợp với Sở y tế tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ bàn giao Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 32 dãy CT - Scanner trang bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tham dự lễ bàn giao có PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng bộ y tế - giám đốc dự án NORRED. Về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh.
(HBĐT) -Đợt dịch sốt xuất huyết hồi tháng 8 năm ngoái, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) có 4 bệnh nhân. Trong đó, 2 bệnh nhân đi làm xa về nhà và ở nơi khác đến sinh sống. Còn 2 bệnh nhân là Bùi Thị Lợi và Vũ Thị Khánh Huyền ở xóm Rậm và xóm Chùa là bệnh nhân nội sinh tại địa phương.
Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.
(HBĐT) - Nhiều phụ huynh lo lắng khi đến lịch tiêm chủng định kỳ tháng 10/2018 nhưng lại không có đủ vắc xin để tiêm cho trẻ. Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã hết. Ngay cả một số loại vắc xin tiêm dịch vụ thời điểm giữa tháng 10 cũng thiếu, khiến nhiều cha mẹ "đỏ mắt” ngóng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?
Chiều 24-10, tại TP Hồ Chí Minh, đoàn lãnh đạo cao cấp Bệnh viện Bad Schmiadeberg, Cộng hòa Liên bang Đức đã đến thăm, trao đổi hợp tác chuyên môn Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).