Người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB)BHYT giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc (thay thế Thông tư 15/TT-BYT ngày 30-5-2018) có hiệu lực thi hành từ ngày 15-1-2019.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình KCB và thanh toán, quyết toán chi phí KCB theo chế độ BHYT. Giá các dịch vụ KCB quy định tại thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

So với các quy định hiện hành, không thay đổi cơ cấu giá KCB mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1,15 triệu đồng (theo quy định tại Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27.6.2013) sang mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng (theo quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018). Theo đó, mức giá điều chỉnh tăng bình quân 3,23%, trong đó giá khám bệnh, giường/ngày tăng bình quân 11,1%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3,01%.

Theo Bộ Y tế, điều chỉnh tăng giá lần này sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng... vì được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100%.


Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT

Đối với người cận nghèo, chỉ phải đồng chi trả 5% (trong khi tỷ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 3,23%) nên mức độ tác động không đáng kể. Với trường hợp có thẻ BHYT, phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì phần đồng chi trả chỉ tăng bình quân 3,23% trong số đồng chi trả 20% đó.

Đáng chú ý, với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu KCB đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

TheoNLD

Các tin khác


Chuyển biến nhận thức về công tác Bảo hiểm ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Triển khai chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT), Ban Thường vụ Huyện ủy Đà Bắc xây dựng kế hoạch; tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện để triển khai, quán triệt Nghị quyết và chương trình hành động.

BHXH huyện Mai Châu đảm bảo quyền lợi cho người tham gia các loại hình bảo hiểm

(HBĐT) - Với địa bàn rộng, đường giao thông đi lại còn gặp khó khăn, đối tượng chính sách xã hội, đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm rải rác trên địa bàn nhưng tập thể cán bộ viên chức của BHXH huyện Mai Châu luôn không ngừng phấn đấu nỗ lực để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, phục vụ tốt nhu cầu người tham gia bảo hiểm.

Những điểm mới về bảo hiểm y tế năm 2019

(HBĐT) - Từ ngày 1/12/2018, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực thi hành. Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Là hoạt động mang ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, được tổ chức tuyên truyền, vận động bài bản với nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng được lan tỏa sâu rộng trong nhân dân và mang lại kết quả thiết thực.

Khen thưởng 3 tập thể, 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số

(HBĐT) - Ngày 24/12, Chi cục Dân số/KHHGĐ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Dân số/KHHGĐ năm 2018. Tới dự có lãnh đạo Sở Y tế.

Thay đổi hành vi để thực hiện mục tiêu vệ sinh toàn xã

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh, huyện Kỳ Sơn có tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) ở mức cao thứ hai trong tỉnh (sau TP Hòa Bình). Toàn huyện có 6.679/8.072 hộ có NTHVS, đạt 82,7%. Số nhà tiêu tại trạm y tế các xã, thị trấn đạt 100%. Mô hình nhà tiêu phổ biến tại các xã vùng thấp là nhà tiêu thấm dội nước hoặc tự hoại với các gia đình có điều kiện. Tại các xã vùng cao, với địa hình khó khăn và thiếu nước, mô hình phổ biến là nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục