Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai hiện Khoa đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh cúm A/H1N1 trong tình trạng rất nguy kịch.

 



Bệnh nhân mắc cúm đang được sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất để duy trì sự sống. Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp
Bệnh nhân mắc cúm đang được sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất để duy trì sự sống. Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp 

Viêm phổi biến chứng ARDS do cúm mùa

Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 tuổi, ở Sơn Tây Hà Nội) được chuyển đến KhoaHồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai lúc 17h 5’ ngày 25/1/2019 trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.

Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.

Bệnh nhân nam khác 48 tuổi ở Ứng Hòa, Hà Nội xuất hiện các triệu chứng thông thường của cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, nhức mỏi toàn thân. Đáng lưu ý, trước đó gia đình anh cũng có vài người mắc cúm. Nghĩ là chỉ mắc cúm thông thường nên phải đến 4 ngày sau anh mới nhập viện điều trị. Lúc này anh đã có biến chứng suy đa phủ tạng và nhanh chóng rơi vào nguy kịch. Hiện tại quanh người anh là rất nhiều máy mọc hiện đại nhất như hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO, máy lọc máu liên tục, thở máy để mong giữ được tính mạng.

Khoa Hồi sức tích cực đã lấy mẫu xét nghiệm cho cả hai bệnh nhân trên. Theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa trả lời, cả hai trường hợp đều dương tính với virus cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa). Mặc dù không phải nhiễm cúm gia cầm H5N1 như nghi ngờ trước đó song với những biến chứng nguy kịch như trên, việc chúng ta cảnh giác với cúm là không thừa.

Từ hai bệnh nhân cúm mùa trên, PGS. TS Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai chia sẻ: Cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

PGS Cơ cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C,

Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ....Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở khi đã được dùng các thuốc cảm cúm thông thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

 

                                                                                                   Theo báo Tiền Phong

Các tin khác


2 người Hà Nội nhiễm cúm gia cầm trong dịp Tết

Kết quả xét nghiệm hai bệnh nhân đều đồng nhiễm cúm A/H1N1 và cúm B, là các chủng cúm mùa thông thường.

Tâm tình bác sĩ trực Tết

(HBĐT) - Dù ai đi ngược về xuôi, làm gì trong cả năm thì dịp Tết đều muốn sum vầy bên gia đình, đặc biệt là vào thời khắc thiêng liêng giao thừa. Song, đối với các y, bác sĩ trực Tết, đã chọn nghề là phải chấp nhận hy sinh, làm quen với việc xa tổ ấm vào lúc chuyển giao năm cũ, năm mới hay những chuyến du xuân cùng họ hàng, bạn bè… Tất cả vì sứ mệnh cao cả chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Rượu bia tất niên, tăng ca nhập viện

Trước thềm Tết nguyên đán bốn ngày, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận gia tăng số ca ngộ độc rượu phải nhập viện.

Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh

(HBĐT) - Sau hai năm thành lập Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã ổn định về tổ chức, cơ cấu bộ máy để triển khai thực hiện 02 chức năng: phòng bệnh và khám, chữa bệnh. Được sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo trực tiếp Sở Y tế, cán bộ nghành y tế huyện Kim Bôi đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, vận dụng khoa học kỹ thuật, giữ vững y đức để hoàn thành nhiệm vụ suất xắc nhiệm vụ được giao. Năm 2018, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã đứng thứ 03 trong thi đua khối điều trị và được đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội

(HBĐT) - Trong năm 2018, toàn tỉnh có trên 300 ca mắc bệnh do vi rút Adeno, gần 500 ca thủy đậu, gần 300 ca quai bị, hơn 6.000 ca cúm, 12 ca nghi sởi, 2 ca viêm màng não do não mô cầu. So với năm trước đó, các ca bệnh đều giảm, riêng ca bệnh nghi sởi và viêm màng não do não mô cầu tăng.

TP.HCM đưa tài xế dương tính với ma túy ở cảng Cát Lái đi cai nghiện

Chiều 25/1, Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ-đường sắt (PC08, Công an Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết trong hai ngày qua, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Đội Cảnh sát Giao thông Cát Lái phối hợp Công an Quận 2, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Trung tâm Y tế Tân Cảng đã phát hiện bốn trường hợp dương tính với chất ma túy đối với tài xế container ra vào cảng Cát Lái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục