Tiết trời mùa xuân lạnh, ẩm thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,...

Phòng bệnh đúng cách sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những bệnh thường gặp

Viêm phế quản

Phế quản là một phần của hệ hô hấp, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản xảy ra khi đường hô hấp trong phổi bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Khi đường dẫn khí bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở.  Có hai thể viêm phế quản chính: Viêm phế quản cấp hay gặp hơn và thường do nhiễm virut. Các đợt viêm phế quản cấp có thể liên quan đến và trở nên nặng hơn do hút thuốc lá. Thể viêm phế quản này thường được mô tả là nặng hơn cảm lạnh nhưng không nặng bằng viêm phổi. Viêm phế quản mạn tính là ho kéo dài từ 2-3 tháng mỗi năm trong ít nhất hai năm. Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính.

Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm: Ho kéo dài; Ho ra chất nhầy, thậm chí có lẫn máu; Mệt mỏi; Khó thở; thở khò khè; Sốt; Tức ngực... Diễn tiến viêm phế quản thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.

cach-phong-ngua-cac-benh-duong-ho-hap-de-mac-1

Hình ảnh phế quản bình thường và phế quản bị viêm

Hen phế quản

Là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản. Phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ... là nguyên nhân đầu tiên khiến những người có cơ địa dị ứng, nhất là bệnh nhân hen tái phát hoặc phát bệnh. Bên cạnh đó, do độ ẩm không khí cao, khả năng đề kháng của cơ thể giảm... cũng khiến cho bệnh hen phế quản trong mùa xuân cao hơn hẳn so với các mùa khác.

Viêm tiểu phế quản (VTPQ)

Là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản thường là do virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp, chiếm 30-50% các trường hợp mắc bệnh. VTPQ là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở, trẻ bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.

Biến chứng khó lường là điều đáng ngại khi bị VTPQ. Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng, kéo hơn, nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Đây là những trẻ có yếu tố nguy cơ cần được cho nhập viện sớm khi bị VTPQ. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng tái phát. Trẻ bị VTPQ sẽ là yếu tố gây bệnh hen phế quản sau này.

Viêm phổi

Người bệnh viêm đường hô hấp trên, tác nhân gây viêm dễ lan xuống cơ quan hô hấp dưới, dẫn tới viêm phổi. Đây là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virut, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.

Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Khó thở: Sưng phổi liên quan với viêm phổi có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Tình trạng sưng phổi ở bệnh nhân bị viêm phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều. Nhiều bệnh nhân còn ho ra đờm hoặc lẫn máu. Ớn lạnh cơ thể có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng phổi. Nhức đầu có thể được kết hợp với sốt là tình trạng mà một số bệnh nhân viêm phổi thường gặp phải. Bất cứ tình trạng viêm nào trong cơ thể cũng có thể gây đau và đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Tình trạng khó thở, mệt mỏi và kiệt sức có thể xảy ra nếu bạn tập thể dục trong khi bạn bị viêm phổi. Đổ mồ hôi có thể do sốt cao. Bởi vậy, người bị viêm phổi cũng có thể gặp triệu chứng này, thậm chí kèm theo biểu hiện tăng nhịp thở và nhịp tim.

Khi có dấu hiệu viêm phổi, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục