(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về tình trạng trẻ bị phản ứng thuốc sau khi tiêm chủng vắc xin mới ComBe Five 5 trong 1. Một số trẻ phải nhập viện. Đặc biệt, gần đây nhất, cháu B. H. Y, sinh năm 2018 ở xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) sau khi tiêm đã có những biểu hiện phản ứng thuốc như sốt, sưng vết tiêm phải đi cấp cứu. Những thông tin này gây lo lắng cho các bà mẹ có trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.
Cán bộ y tế Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế) tiêm phòng dịch vụ cho trẻ dưới 6 tuổi.
Phản ứng thuốc sau tiêm là bình thường
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Vũ, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế) cho biết: Phản ứng thuốc sau tiêm là hiện tượng bình thường. Theo chỉ định của thuốc có khoảng 50% trường hợp sẽ phản ứng sau tiêm. Những năm trước, khi sử dụng vắc xin Quinvaxem cũng có trường hợp phản ứng thuốc như vậy. Những phản ứng này sẽ hết sau 1 ngày. Do vậy, các bà mẹ không nên quá lo lắng, cần thường xuyên theo dõi các cháu trong khoảng 48h.
Nguyên nhân của việc phản ứng thuốc là vắc xin có thành phần ho gà sử dụng toàn tế bào. Còn đối với thuốc tiêm dịch vụ sử dụng vô bào nên không gây phản ứng. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ khi được tiêm vắc xin toàn tế bào có kháng thể tốt nhất. Do vậy, trước khi đưa con đi tiêm chủng, bà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng và theo dõi sức khỏe của trẻ, thông báo với cán bộ y tế về tiền sử bệnh tật, việc dùng thuốc và các phản ứng sau tiêm ở những lần trước. Cán bộ y tế khai thác kỹ tiền sử bệnh, sử dụng thuốc, tiền sử tiêm chủng và phản ứng sau tiêm, khám sàng lọc kỹ lưỡng, hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ... Khi có dấu hiệu bất thường nên liên lạc với cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Trước khi triển khai vắc xin mới ComBe Five 5 trong 1 thay thế vắc xin Quinvaxem, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tập huấn cho cán bộ y tế công tác truyền thông, hướng dẫn các bà mẹ xử lý trường hợp phản ứng sau tiêm, tổ chức khám sàng lọc, tư vấn các bà mẹ những trường hợp hoãn tiêm, chống chỉ định… Khi triển khai tiêm xuất hiện những trường hợp phản ứng thuốc với những triệu chứng như sốt nhẹ, sưng vết tiêm và quấy khóc. Những trường hợp này được cán bộ y tế sử dụng thuốc hạ sốt, theo dõi trong khoảng 2 ngày. Những cháu nhập viện chỉ thời gian ngắn là xuất viện. Riêng trường hợp cháu B.H.Y sử dụng thêm thuốc Adrenalin. Sau khi theo dõi, hiện, sức khỏe của cháu đã trở lại bình thường. Theo báo cáo của các huyện, xã, trong tháng 3, trên địa bàn toàn tỉnh có 20 trường hợp phản ứng với thuốc. Trước tình hình đó, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm yêu cầu các huyện, xã tăng cường kiểm soát, theo dõi trẻ phản ứng sau tiêm.
Nguy cơ bùng phát dịch
Trước những thông tin về phản ứng sau tiêm trên các phương tiện truyền thông, nhiều bà mẹ sợ không dám đưa con đến tiêm phòng. Để phòng bệnh, nhiều gia đình tìm đến các điểm tiêm dịch vụ. Với những người không có điều kiện kinh tế thì "nghe ngóng” một thời gian. Theo ông Phan Văn Vũ, do nhu cầu tiêm dịch vụ tăng cao, nên thuốc tại các điểm tiêm chủng đang khan. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 5.000 trẻ đến độ tuổi phải tiêm chủng. Tuy nhiên, trong tháng 1/2019, toàn tỉnh tiêm cho khoảng hơn 1.000 trẻ, đến tháng 3 có 1.900 trẻ tiêm. Trường hợp các bà mẹ không đưa trẻ đến tiêm chủng và không tiêm dịch vụ thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Những bệnh truyền nhiễm này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Việt Lâm
(HBĐT) - Văn phòng UBND tỉnh vừa ra Thông báo Kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai cấp bách khống chế bệnh DTLCP.
(HBĐT) - Tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 904/969 bệnh nhân HIV/AIDS còn sống được điều trị ARV (đạt 93,2%). Hòa Bình có 5 cơ sở điều trị HIV/AIDS đều đã kiện toàn và chuyển sang khám, chữa bệnh qua bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS, chính vì vậy, năm 2019, cả 5 cơ sở này đều được lựa chọn thanh toán ARV qua nguồn BHYT.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 2/2019, toàn tỉnh có 805.418 người tham gia BHYT, đạt 94,4% dân số. Bên cạnh đó, số người tham gia BHXH là 75.925 người. Công tác cấp sổ, thẻ BHYT, BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia. Số nợ BHYT, BHXH 124,25 tỉ đồng.
Tiết trời mùa xuân lạnh, ẩm thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,...
(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình triển khai những hoạt động đầu tiên cải tiến chất lượng chăm sóc, điều trị tại phòng khám ngoại trú. Với sự chỉ đạo của Ban điều phối cải tiến chất lượng chăm sóc điều trị Sở Y tế, hỗ trợ kỹ thuật của Cục phòng chống HIV/AIDS, các chuyên gia Dự án VAAC-US.CDC và tổ chức CDC, sau hơn 3 năm thực hiện, từ phòng khám ngoại trú được triển khai thí điểm, đến nay, 5/5 phòng khám ngoại trú đều xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị HIV/AIDS và triển khai hiệu quả.
(HBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang uy hiếp các địa phương của tỉnh ta. Các giải pháp khống chế, bao vây, ngăn chặn dịch lan rộng tiếp tục được tập trung cao độ. Trong lúc này, người dân khó tránh khỏi tâm lý hoang mang trước tình hình dịch bệnh, thậm chí tẩy chay thịt lợn. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhằm chia sẻ thêm về vấn đề này.