Hiện nay, tỷ lệ phát hiện Glôcôm của nước ta còn thấp, với khoảng 1/2 số bệnh nhân Glôcôm chưa được phát hiện và điều trị.

Khoảng 50% người mắc bệnh Glôcôm chưa được phát hiện

 

Bệnh Glôcôm là nhóm bệnh lý thần kinh thị giác tiến triển cấp tính hoặc mãn tính, đặc trưng bởi sự chết dần các tế bào hạch võng mạc dẫn đến những biểu hiện tổn hại đầu dây thần kinh thị giác và thị trường. Hậu quả cuối cùng của glôcôm là mù loà vĩnh viễn không có khả năng hồi phục.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2010 thế giới có khoảng 60,5 triệu người bị glôcôm, dự tính năm 2020 sẽ có 79,5 triệu và năm 2030 sẽ có 110 triệu người bị bệnh này. Hiện nay, bệnh glôcôm đã trở thành nguyên nhân quan trọng thứ hai gây mù trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bệnh viện mắt Trung ương cho biết, cả nước có 380.800 người mù hai mắt, trong đó có 24.800 người mù do glôcôm (chiếm 65%, đứng thứ 2 sau bệnh đục thể thủy tinh: 66,1%). Ước tính nước ta hiện nay có khoảng 650.000 người mắc bệnh glôcôm.

Theo BS Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh glôcôm, đặc biệt là các trường hợp như người hơn 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh glôcôm, người có nhãn áp cao, bị tật khúc xạ, viễn thị, cận thị, có tiền sử mắt bị chấn thương, dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, béo phì hoặc bị tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn hệ thống....

"Các đối tượng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mắt bị glôcôm sẽ dần tiến đến mù lòa và vĩnh viễn không có khả năng hồi phục”, BS Tuấn nói.

Hiện tại tỷ lệ phát hiện Glôcôm của nước ta còn thấp. Ngay cả những nước phát triển như Anh, Mỹ tỉ lệ này cũng chỉ khoảng 50%. Như vậy còn có 1/2 số bệnh nhân Glôcôm chưa được phát hiện và điều trị Glôcôm.

Để hạn chế mù lòa do glôcôm và tiến tới mục tiêu của chương trình Thị giác 2020 "không còn mù lòa do glôcôm”, Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Glôcôm thế giới đã phát động tuần lễ glôcôm thế giới vào tháng 3 hằng năm với thông điệp: "Mỗi người cần được khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện bệnh kịp thời” nhằm đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh glôcôm và các nguy cơ của bệnh.

Để hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới năm nay, các buổi chiều từ 11 đến 16-3, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 sẽ tổ chức khám mắt miễn phí cho những đối tượng có nguy cơ glôcôm, do TS, BS Vũ Anh Tuấn trực tiếp đảm nhiệm.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi: Nhiều bước tiến trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Sau 2 năm thành lập, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã ổn định về tổ chức, cơ cấu bộ máy để triển khai thực hiện 2 chức năng phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2018, trung tâm đã xếp thứ 3 trong thi đua khối điều trị, xếp thứ nhất về công tác dự phòng và được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Thành tích trên đã thể hiện những nỗ lực lớn lao của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trung tâm.

Thực hiện nghiêm túc 5 không trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Văn phòng UBND tỉnh vừa ra Thông báo Kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai cấp bách khống chế bệnh DTLCP.

Chuẩn bị sẵn sàng thanh toán thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS qua nguồn bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 904/969 bệnh nhân HIV/AIDS còn sống được điều trị ARV (đạt 93,2%). Hòa Bình có 5 cơ sở điều trị HIV/AIDS đều đã kiện toàn và chuyển sang khám, chữa bệnh qua bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS, chính vì vậy, năm 2019, cả 5 cơ sở này đều được lựa chọn thanh toán ARV qua nguồn BHYT.

94,4% dân số trong tỉnh tham gia bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 2/2019, toàn tỉnh có 805.418 người tham gia BHYT, đạt 94,4% dân số. Bên cạnh đó, số người tham gia BHXH là 75.925 người. Công tác cấp sổ, thẻ BHYT, BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia. Số nợ BHYT, BHXH 124,25 tỉ đồng.

Cách phòng ngừa các bệnh đường hô hấp dễ mắc

Tiết trời mùa xuân lạnh, ẩm thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,...

Mở rộng mô hình cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị HIV/AIDS

(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình triển khai những hoạt động đầu tiên cải tiến chất lượng chăm sóc, điều trị tại phòng khám ngoại trú. Với sự chỉ đạo của Ban điều phối cải tiến chất lượng chăm sóc điều trị Sở Y tế, hỗ trợ kỹ thuật của Cục phòng chống HIV/AIDS, các chuyên gia Dự án VAAC-US.CDC và tổ chức CDC, sau hơn 3 năm thực hiện, từ phòng khám ngoại trú được triển khai thí điểm, đến nay, 5/5 phòng khám ngoại trú đều xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị HIV/AIDS và triển khai hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục