(HBĐT) - Hồi 15h35' ngày 10/3, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Đinh Thị Q., 7 tuổi ở xóm Ứng, xã Phú Vinh (Tân Lạc) trong tình trạng thiếu máu nặng, đi tiểu ra máu, da niêm mạc nhợt. Trước đó 1 ngày, bệnh nhân có hiện tượng đi tiểu ra máu màu đỏ đậm sau khi ăn lá du mại. Bệnh nhân được chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế huyện.

Bác sĩ khoa Nhi đã truyền máu, kháng sinh và thải độc, điều trị các rối loạn kèm theo. Sau 4 ngày điều trị tích cực, hiện nay, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, tình trạng tan máu đã hết, nước tiểu trong, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Dự kiến, trong vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được ra viện.

Khoa Nhi đã từng gặp một số trường hợp ngộ độc lá du mại. Trong đó có những trường hợp nặng hơn, sau khi cấp cứu ban đầu đã phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên ăn lá du mại nói riêng và lá cây rừng không rõ nguồn gốc nói chung.

Trước đó, lúc 11h30' ngày 9/3, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và cấp cứu cho bệnh nhân Trịnh Phi H., 16 tháng tuổi ở xóm Trang Trên 2, xã Tân Phong (Cao Phong). Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng thiếu máu nặng, mạch nhanh, da niêm mạc nhợt, nhiễm độc nặng. Chỉ số hồng cầu 1,6 T/l, huyết sắc tố 35g/l...


Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho bệnh nhi bị ngộ độc do ăn lá du mại.

Qua triệu chứng lâm sàng và bệnh sử, bác sĩ xác định đây là trường hợp ngộ độc băng phiến điển hình. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong hoặc suy đa tạng. Các bác sĩ đã kịp thời xử trí truyền dịch, truyền 2 đơn vị máu cấp cứu. Đến ngày 14/3, sau 6 ngày điều trị bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.

Băng phiến thường được người dân dùng để đuổi côn trùng và khử mùi trong tủ quần áo nhưng rất độc, thành phần hóa học là Napthalen. Chất này ở thể rắn nhưng có thể thăng hoa thành thể khí ở nhiệt độ môi trường nên có thể gây ra ngộ độc qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng băng phiến trong tủ quần áo, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

                                            Cẩm Lệ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi miễn phí

(HBĐT) - Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, thành phố Hòa Bình là địa phương được triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi miễn phí cho trẻ 1 – 5 tuổi.

Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi: Nhiều bước tiến trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Sau 2 năm thành lập, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã ổn định về tổ chức, cơ cấu bộ máy để triển khai thực hiện 2 chức năng phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2018, trung tâm đã xếp thứ 3 trong thi đua khối điều trị, xếp thứ nhất về công tác dự phòng và được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Thành tích trên đã thể hiện những nỗ lực lớn lao của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trung tâm.

Thực hiện nghiêm túc 5 không trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Văn phòng UBND tỉnh vừa ra Thông báo Kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai cấp bách khống chế bệnh DTLCP.

Chuẩn bị sẵn sàng thanh toán thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS qua nguồn bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 904/969 bệnh nhân HIV/AIDS còn sống được điều trị ARV (đạt 93,2%). Hòa Bình có 5 cơ sở điều trị HIV/AIDS đều đã kiện toàn và chuyển sang khám, chữa bệnh qua bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS, chính vì vậy, năm 2019, cả 5 cơ sở này đều được lựa chọn thanh toán ARV qua nguồn BHYT.

94,4% dân số trong tỉnh tham gia bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 2/2019, toàn tỉnh có 805.418 người tham gia BHYT, đạt 94,4% dân số. Bên cạnh đó, số người tham gia BHXH là 75.925 người. Công tác cấp sổ, thẻ BHYT, BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia. Số nợ BHYT, BHXH 124,25 tỉ đồng.

Cách phòng ngừa các bệnh đường hô hấp dễ mắc

Tiết trời mùa xuân lạnh, ẩm thất thường khiến nhiều người dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục