Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.


Phụ huynh đưa trẻ đi xét nghiệm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương . (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo thông tin mới nhất tối 17/3 từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét – Ký sinh trung– Công trùng Trung ương, đã có tổng số khoảng 2000 trẻ được xét nghiệm sán và một số ký sinh trùng khác trong những ngày qua.

Kết quả xét nghiệm cho thấy có thêm 85 trẻ có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn.

Như vậy, đến tối 17/3 đã có 209 trường hợp trẻ ở Bắc Ninh sau khi được gia đình đưa đi xét nghiệm có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn.

Bác sỹ Trần Thị Hải Ninh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho hay, trong gần 500 mẫu xét nghiệm của bệnh nhân ngày 16/3 đã có kết quả chắc chắn có 58 mẫu dương tính với ấu trùng sán lợn. Một số mẫu nghi ngờ nhân viên bệnh viện sẽ chạy lại kết quả lần ba để có thể khẳng định thêm.

Bệnh viện tiếp tục sử dụng hội trường của bệnh viện để khám và lấy máu xét nghiệm cho các gia đình có nhu cầu.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành.

Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút./.




TheoVietNamPlus

Các tin khác


Khoảng 50% người mắc bệnh Glôcôm chưa được phát hiện

Hiện nay, tỷ lệ phát hiện Glôcôm của nước ta còn thấp, với khoảng 1/2 số bệnh nhân Glôcôm chưa được phát hiện và điều trị.

Nguy cơ bùng phát dịch do “sợ” tiêm chủng

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về tình trạng trẻ bị phản ứng thuốc sau khi tiêm chủng vắc xin mới ComBe Five 5 trong 1. Một số trẻ phải nhập viện. Đặc biệt, gần đây nhất, cháu B. H. Y, sinh năm 2018 ở xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) sau khi tiêm đã có những biểu hiện phản ứng thuốc như sốt, sưng vết tiêm phải đi cấp cứu. Những thông tin này gây lo lắng cho các bà mẹ có trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.

Sử dụng statins trong điều trị mỡ máu: Lợi ích vẫn vượt trội nguy cơ

Các thuốc nhóm statin thường được dùng để làm giảm cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chứng minh được việc sử dụng các thuốc này có ít nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn so với những lợi ích về sức khỏe mà thuốc mang lại.

Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.

(HBĐT)-Từ ngày 11-15/3/2019, Trung tâm YT huyện Lương Sơn đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi tại các trạm y tế, trường mần non 20/20 xã, thị trấn; tiêm vét (cho những đối tượng tạm miễn hoãn và những trẻ không đi học). Dự kiến số lượng khoảng 8108 trẻ.

Thành phố Hòa Bình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi miễn phí

(HBĐT) - Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, thành phố Hòa Bình là địa phương được triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi miễn phí cho trẻ 1 – 5 tuổi.

Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi: Nhiều bước tiến trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Sau 2 năm thành lập, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã ổn định về tổ chức, cơ cấu bộ máy để triển khai thực hiện 2 chức năng phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2018, trung tâm đã xếp thứ 3 trong thi đua khối điều trị, xếp thứ nhất về công tác dự phòng và được tặng Bằng khen của UBND tỉnh. Thành tích trên đã thể hiện những nỗ lực lớn lao của đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trung tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục