(HBĐT) - Trong thời gian qua, mặc dù huyện Yên Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, tuy nhiên, kết quả đạt được không như mong đợi. Yên Thủy vẫn là điểm "nóng” về vấn đề sinh con thứ 3 của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 31 trường hợp sinh con thứ 3.





 Cán bộ dân số thị tsrấn Hàng Trạm (Yên Thủy) tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Chị Phạm Thị Tươi, cán bộ DS-KHHGĐ thị trấn Hàng Trạm chia sẻ: Trong thời gian qua, nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, cấp ủy, chính quyền thị trấn Hàng Trạm đã huy động sự vào cuộc của các Hội, đoàn thể để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách dân số. Tuyên truyền tới các xóm về việc thực hiện Đề án xã hội hóa biện pháp tránh thai. 14 cộng tác viên (CTV) dân số nhiệt tình đến từng gia đình sinh con 1 bề để vận động dừng lại ở 2 con. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao nên tình trạng sinh con thứ 3 vẫn diễn ra tại thị trấn Hàng Trạm. Năm 2018, thị trấn có 6 trẻ sinh ra là con thứ 3. 

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Yên Thủy có 11/13 xã, thị trấn có trường hợp sinh con thứ 3, thậm chí có cả trường hợp sinh con thứ 4. Một số xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao như: Ngọc Lương, Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Hưng…

 Vấn đề sinh con thứ 3 tại huyện Yên Thủy đang "nóng” không phải do cấp ủy, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý mà chủ yếu do ý thức của người dân. Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã chỉ đạo Phòng DS-KHHGĐ huyện phối hợp với các ban, ngành của huyện để thực hiện các giải pháp đẩy lùi tình trạng sinh con thứ 3 như: Tích cực tuyên truyền tại các xã, thị trấn nội dung Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 30/9/2015 của Tỉnh ủy Hòa Bình về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên”; tuyên truyền, vận động, truyền thông tại các cuộc họp thôn, xóm về những hệ lụy của việc sinh con thứ 3 trở lên; tăng cường thực hiện Đề án xã hội hóa biện pháp tránh thai tại các địa phương. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3 chủ yếu là do ý thức của người dân. Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn có tư tưởng sinh con phải "có nếp, có tẻ”, sinh con trai nối dõi tông đường nên phải sinh được con trai. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình muốn đông con để phòng các trường hợp tai nạn rủi ro đáng tiếc xảy ra. Hiện, có nhiều người, kể cả cán bộ, đảng viên có sự hiểu nhầm về chính sách dân số, cho rằng quy định mới là được "sinh đẻ thoải mái” đã khiến việc kiểm soát tình trạng sinh con thứ 3 trở nên khó hơn. Ngoài ra, một số văn bản quy định xử lý vi phạm còn những kẽ hở, nhiều người lợi dụng "lách luật”. Việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số chủ yếu ở hình thức khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương nê
n chưa đủ sức răn đe. Nguồn kinh phí truyền thông, tuyên truyền về chính sách dân số còn hạn chế.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Trưởng phòng DS-KHHGĐ huyện Yên Thủy, để "giảm nhiệt” tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, thời gian tới, Phòng DS-KHHGĐ huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương tăng cường truyền thông về công tác DS-KHHGĐ thông qua hình thức nói chuyện chuyên đề. CTV dân số sẽ trực tiếp tới các gia đình để tuyên truyền, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân số. Bên cạnh đó, tuyên truyền lồng ghép tại các buổi sinh hoạt của chi hội phụ nữ các xóm để nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ cho hội viên phụ nữ; vận động, tư vấn các cặp vợ chồng sinh con 1 bề, đã sinh 2 con thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Các thôn, xóm cần đưa chính sách DS-KHHGĐ thành tiêu chí thi đua đánh giá các gia đình thực hiện hương ước hàng năm. Cá nhân, tập thể lãnh đạo các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước việc để gia tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 tại địa phương.   

                                                                                                 Thu Thủy

Các tin khác


656 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí

(HBĐT) - Ngày 25/5, tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao trong năm 2019, TP Hoà Bình sẽ có 1.063 người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 4/2019 đã có 820 người tham gia. Thống kê của BHXH thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã phát triển được 145 người tham gia BHXH tự nguyện. Với tiến độ như vậy thì BHXH thành phố sẽ sớm hoàn thành kế hoạch được giao.

Nan giải bài toán nguồn nhân lực y tế tuyến xã

(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành y tế, toàn tỉnh hiện có 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Có vai trò là cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tuy nhiên có thể thấy hiện nay, nhiều trạm y tế xã chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực ngành y tế tại tuyến cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn.

Phần lớn đoàn du khách nghi ngộ độc thực phẩm ở Thanh Hóa đã xuất viện.

Chiều 26-5, lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa cho biết: Đến thời điểm này, phần lớn bệnh nhân có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm đã khỏi bệnh, xuất viện, chỉ còn vài trường hợp đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Hải Tiến.

Nêu cao trách nhiệm của chủ hộ nuôi chó trong phòng, chống bệnh dại

(HBĐT) - Để phòng chống bệnh dại cho người hiệu quả, mục tiêu lý tưởng là tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó đạt 100%. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm cao nhất toàn tỉnh tiêm được 103.000 liều vắc xin dại trên đàn chó, tương đương 90,3% tổng đàn, bình quân tiêm được 90.000 - 95.000 liều vắc xin dại/năm, đạt tỷ lệ trên 80%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục