(HBĐT) - Ngày 31/5, Ban quản lý chương trình ChildFund huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi” và tham vấn nhu cầu thiết kế dự án y tế giai đoạn tiếp theo.
Lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi tặng giấy khen cho 2 tập thể và 8 cá nhân có thành tích tích cực tham gia dự án.
Dự án thực hiện tại 6 xã của huyện Kim Bôi, được triển khai từ tháng 11/2016 - 3/2019. Qua 3 năm triển khai, dự án đã tập huấn kiến thức và thực hành giảng viên cấp tỉnh, cán bộ Trung tâm Y tế huyện, xã cho 176 người; tập huấn cấp cứu, khám điều trị các nhiễm khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục, khám xử trí các bất thường trong thai nghén, chuyển dạ và sinh đẻ cho hơn 100 người; tập huấn cho hơn 200 y tá thôn, bản về kiến thức chuyên môn, quy trình và cách sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em; hỗ trợ và giám sát định kỳ việc áp dụng sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại trạm y tế và thôn, bản cho trên 3.000 người; tổ chức tọa đàm kiến thức chăm sóc sức khoẻ trẻ em dành cho các ông bố và người chăm sóc trẻ cho 880 người; tổ chức chiến dịch khám chữa bệnh trẻ từ 0 - 5 tuổi cho 1.760 người; khám chữa bệnh và tư vấn dinh dưỡng trẻ em tại phòng khám thân thiện và tư vấn dinh dưỡng cho 3.320 người.
Kết quả đánh giá cho thấy, sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án đạt trên 90%; tỷ lệ người tìm hiểu và sử dụng sổ hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ tăng cao; 95% trẻ đến khám phát hiện vấn đề về sức khoẻ, 100% trẻ bị bệnh cấp tính được điều trị kịp thời… Kết thúc dự án, UBND huyện Kim Bôi tặng giấy khen cho 2 tập thể và 8 cá nhân có thành tích tích cực tham gia dự án.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành
y tế, toàn tỉnh hiện có 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã
thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Có vai trò là cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu cho
nhân dân, tuy nhiên có thể thấy hiện nay, nhiều trạm y tế xã chưa đáp ứng được
nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Một trong những nguyên nhân chính là do
nguồn nhân lực ngành y tế tại tuyến cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn.
Chiều 26-5, lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa cho biết: Đến thời điểm này, phần lớn bệnh nhân có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm đã khỏi bệnh, xuất viện, chỉ còn vài trường hợp đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Hải Tiến.
(HBĐT) - Để phòng chống bệnh dại cho người hiệu quả, mục tiêu lý tưởng là tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó đạt 100%. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm cao nhất toàn tỉnh tiêm được 103.000 liều vắc xin dại trên đàn chó, tương đương 90,3% tổng đàn, bình quân tiêm được 90.000 - 95.000 liều vắc xin dại/năm, đạt tỷ lệ trên 80%.
(HBĐT) -Nằm ngay sát thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có điều kiện phát triển kinh tế từ trồng trọt, làm du lịch, sản xuất hàng dệt thổ cẩm. Xã có 927 hộ với gần 3.800 nhân khẩu, trong đó có 32 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo, nhưng lại là một trong những xã có tỷ lệ bao phủ thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thấp nhất huyện.
(HBĐT) - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung, an toàn thực phẩm trong nông, lâm, thủy sản nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng cần sự quan tâm, nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành và toàn xã hội.