Huyện Lạc Sơn đã hoàn thành đợt I tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó đạttrên 90%. Ảnh: Người dân xóm Lục, xã Yên Nghiệp đưa chó đi tiêm phòng tạiđiểm tiêm.
Những năm gần đây, hầu như năm nào trên địa bàn cũng có người chết vì bị chó dại cắn. Ở cả 11/11 huyện, thành phố đều đã xảy ra những cái chết thương tâm vì bệnh dại. Năm 2018, có 4 ca chết do bệnh dại ở các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Kỳ Sơn. Đầu tháng 4 vừa qua, trong 1 gia đình ở xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) đã có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Theo kế hoạch,chương trình tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó nuôi đợt I/2019 kết thúc vào cuối tháng 4, nhưng đến trung tuần tháng 5, các địa phương vẫn đang tiến hành tiêm vét. Mục tiêu đề ra sẽ phải tiêm đạt từ 80% tổng đàn chó trở lên, nhưng hiện tại mới đạt 74.793 liều, tương đương 52,5% tổng đàn. Có một thực tế là ý thức chấp hành của nhiều chủ hộ nuôi chó còn kém.
Mới đây, tại cuộc họp giao ban của hệ thống thú y, một số địa phương như: Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, Mai Châu đã đưa ra những vấn đề còn hết sức nan giải trong triển khai tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó. Đơn cử việc tổ chức tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó ở một số xã đạt kết quả quá thấp do ý thức của người nuôi chó kém, thêm vào đó là thiếu sự đôn đốc vào cuộc của chính quyền cơ sở. Có những xã trong ngày diễn ra lịch tiêm vắc xin dại chỉ có 15 con chó được tiêm, trong khi tổng đàn của mỗi xã không dưới vài trăm con.
Công tác triển khai tiêm vắc xin phòng dại nói riêng, phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung gặp nhiều khó khăn do lực lượng thú y cơ sở trong hệ thống ngành đã bị cắt hợp đồng. Thời gian triển khai tiêm phòng bị kéo dài hơn, phải có sự tăng cường, bố trí thêm về lực lượng để thực hiện chương trình, các đợt chiến dịch tiêm... Bên cạnh các địa phương triển khai tốt đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó như: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi và TP Hòa Bình, tiến độ tiêm ở các huyện: Đà Bắc, Mai Châu rất ì ạch. Đây cũng là những địa phương có tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt thấp. Trong đó, huyện Đà Bắc có 19 xã, 1 thị trấn nhưng năm cao nhất chỉ tiêm được 4.000 con; huyện Mai Châu có 18 xã, 1 thị trấn, năm cao nhất tiêm được 1.900 con.
Đồng chí Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh nhận định: Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng sớm hơn mọi năm rất dễ phát dịch dại. Trong khi đó, chó vừa được tiêm phòng chưa có đáp ứng miễn dịch ngay. Chính vì vậy, đợt I tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó cần phải được thúc đẩy, cố gắng nâng tỷ lệ tiêm phòng đảm bảo ít nhất 80% tổng đàn. Khuyến cáo người dân không chủ quan với bệnh dại, khi bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị dự phòng kịp thời. Để phòng, chống bệnh dại từ động vật truyền sang người, đàn chó, mèo phải được tiêm vắc xin phòngdại triệt để, định kỳ 2 lần/năm. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo là yêu cầubắt buộcnên khi triển khaicông tác tiêm phòng bệnh dại cần tiêm triệt để 100% chó, mèo trong diện tiêm. Chính quyền địa phương cần thực hiện rà soát, thống kê chính xác, lập sổ quản lý chó nuôi và triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo của địa phương, báo cáo theo quy định. Các cơ sở có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấptiến hành tiêm phòng bổ sung nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư,tổ chức, cá nhân để nhận biết được các dấu hiệu động vật mắc bệnh dại, biện pháp và quy định của pháp luật về phòng - chống bệnh dại. Đặc biệt là có biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành đưa chó trong diện tiêm đi tiêm phòng dại, nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng.