(HBĐT) - Kể từ ngày 18/4 - 15/5, Tháng hành động vì ATTP năm 2019 đã được triển khai quy mô toàn tỉnh. Tháng hành động có mục tiêu quan trọng là tăng cường các biện pháp đảm bảo ATTP trong các cơ sở giáo dục. Hành động này xuất phát từ thực tế tại một số cơ sở giáo dục hiện nay vẫn còn để xảy ra tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lây qua đường tiêu hóa... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý học sinh, uy tín của nhà trường, gây lo lắng cho gia đình học sinh và bức xúc cho dư luận xã hội.


Bếp ăn tập thể trường MN UNICEP phường Hữu Nghi-thành phố Hòa Bình đang có những điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu

Ngày 19/3/2019, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019, trong đó giao Sở Y tế chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với Sở NN & PTNT tổ chức thanh tra, kiểm tra về chất lượng, ATTP, nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn được sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể (chú trọng bếp ăn trường học), cơ sở chế biến suất ăn sẵn phục vụ đám cưới, lễ hội...

Trong cao điểm Tháng hành động vì ATTP, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP đã kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 3 địa phương gồm Lạc Thủy, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Cũng từ đây, phát hiện và xử lý không ít vi phạm. Qua tiến hành kiểm tra 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 13 bếp ăn tập thể, 4 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 1 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ vi phạm về Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản để xử lý vi phạm đối với 5 cơ sở, tổng số tiền xử phạt gần 18 triệu đồng. 1 hồ sơ vi phạm của doanh nghiệp được chuyển về UBND các huyện, thành phố xử lý theo thẩm quyền.

Đáng chú ý, kiểm tra 9 trường tại TP Hòa Bình, 1 trường huyện Yên Thủy, 1 trường huyện Lạc Thủy. Quá trình kiểm tra tại bếp ăn tập thể các trường đã phát hiện các tồn tại: 6/11 bếp ăn tập thể vi phạm một số quy định về điều kiện bảo đảm ATTP tại khu vực chế biến thực phẩm. 10/11 bếp ăn tập thể có hồ sơ nhập thực phẩm ký với các đơn vị cung cấp, nhưng chưa đầy đủ các tài liệu liên quan để chứng minh được nguồn gốc thực phẩm đảm bảo ATTP.

Mặt khác, nhằm kiểm tra, đánh giá thực trạng về chất lượng và ATTP đối với các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao là rau, củ, quả, gạo, thịt, thủy sản và sản phẩm chế biến từ thịt, thủy sản, đồng thời, tập trung kiểm soát, đánh giá chất lượng tại bếp ăn tập thể của các trường học và các đơn vị sử dụng nhiều thực phẩm, Đoàn liên ngành tiến hành lấy 56 mẫu đưa đi kiểm nghiệm định lượng các chỉ tiêu về chất lượng, ATTP. Cụ thể, lấy 9 mẫu thịt lợn, 1 mẫu giò, 1 mẫu thủy sản tươi, 15 mẫu rau, 14 mẫu gạo, 1 mẫu quả, 4 mẫu chả cá, 1 mẫu chả mọc, 4 mẫu bột canh, 5 mẫu nước mắm, 1 mẫu đường.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu đã phát hiện 5/56 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về ATTP, chiếm tỷ lệ 8,93%. Cụ thể có 1 mẫu thịt lợn phát hiện có kháng sinh cấm Chloramphenicol; 1 mẫu rau mồng tơi còn tồn dư dư lượng thuốc BVTV Permethrin, 1 mẫu hành lá còn tồn dư dư lượng thuốc BVTV Deltamethrin; 1 mẫu chả mọc và 1 mẫu chả cá phát hiện có chất bảo quản Natri benzoat.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 cho biết: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, phát hiện 5 mẫu thực phẩm không đảm bảo ATTP, Đoàn đã kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo tại 5 cơ sở bếp ăn tập thể, xử lý vi phạm hành chính 4 cơ sở. 1 cơ sở có mẫu vi phạm đang xác minh thêm để xử lý theo đúng quy định.

Có một thực tế là đa số bếp ăn tập thể của các trường mầm non và một số đơn vị có bếp ăn tập thể nấu ăn cho công nhân qua kiểm tra không có đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đảm bảo an toàn. Có trường hợp đầy đủ hồ sơ nhưng mang tính hình thức, chống đối với cơ quan kiểm tra, gây khó khăn cho công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi xảy ra sự cố mất ATTP. Các lỗi vi phạm về đảm bảo ATTP trong các bếp ăn tập thể trường học đã được Đoàn kiểm tra nhắc nhở, đề nghị khắc phục các chỉ tiêu về điều kiện đảm bảo ATTP.

Trước tình hình vi phạm, đặc biệt là kết quả kiểm nghiệm phát hiện thực phẩm không đảm bảo ATTP, vấn đề đặt ra hiện nay tại các bếp ăn tập thể trường học là phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, thực hiện tuân thủ nghiêm việc nhập thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo ATTP. Qua đó, đề cao nhận thức, trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường, giáo viên và các nhân viên phụ trách nấu ăn trong công tác bảo đảm ATTP tại bếp ăn tập thể, nhất là trách nhiệm trong việc kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm nhập vào bếp ăn tập thể của nhà trường.

Bùi Minh


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục