Nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết nhưng chủ quan nghĩ cảm sốt thông thường, chỉ đến khi bệnh trở nặng vào viện mới biết mắc sốt xuất huyết.


Sốt xuất huyết diễn tiến nặng hơn đối với người thừa cân béo phì. Ảnh: Kim Đồng

Bệnh nhân tử vong do đến viện muộn.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trưng Vương TPHCM, mới đây bệnh viện có tiếp nhận trường hợp anh L. M. P (37 tuổi), vào viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu dữ dội, mất tri giác,… Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận bệnh nhân P bị xuất huyết não do sốt xuất huyết. Bệnh nhân đã tử vong sau đó. 


Nếu không đến bệnh viện tham khám, điều trị kịp thời, trẻ em và người lớn có thể tử vong do sốt xuất huyết, ảnh: Kim Đồng
Nếu không đến bệnh viện tham khám, điều trị kịp thời, trẻ em và người lớn có thể tử vong do sốt xuất huyết.

Gia đình anh P cho biết, P vốn có sức khỏe. Gần đây, thấy người mệt mỏi kèm sốt nhưng nghĩ sốt thông thường nên không đi khám. 

Tại Đắk Lắk, ghi nhận có 2 ca tử vong đều có tuổi đời còn rất trẻ, sức khỏe tốt. Điển hình, anh H.Đ.B (25 tuổi, ngụ huyện Cư M’gar), bị sốt cao kèm mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém nhưng không đi khám.

Ít ngày sau, bệnh trở nặng nên gia đình đưa anh B đến cơ sở y tế tư nhân điều trị nhưng không đỡ. Sau đó, anh B được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm mạnh gây chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu… Tình trạng bệnh nhân B tiếp tục nặng và đã tử vong tối 28.7 do suy đa tạng.

Trước tình trạng bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tăng, phần lớn tử vong ở người lớn. Các bác sĩ nhận định, nguyên nhân do sự chủ quan, chậm trễ trong việc đến cơ sở y tế tham khám, điều trị,..

Riêng tại TPHCM, trong 7 tháng qua (tính từ đầu năm đến hết ngày 31.7.2019), địa bàn TPHCM có 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, hầu hết các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện trễ.

Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết, trong tháng 7, số ca sốt xuất huyết tại TP được báo cáo là 6.456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3.696 ca nội trú và 2.760 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 7 tháng qua là 31.787 ca (gồm 18.255 ca nội trú và 13.532 ca nội trú); tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng qua, thành phố có 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; trong đó có đến 5 bệnh nhân là người lớn, 2 bệnh nhân còn lại đều ở độ tuổi thiếu niên. Hầu hết các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện trễ.

Các ca bệnh là người lớn chiếm hơn 40% tổng số ca bệnh. Trước đây bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em. Tuy nhiên, những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ.

Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị sớm

Nói về bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết: "Người lớn mắc bệnh, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng”.

Còn đối với trẻ em, theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM, tại Khoa Nhiễm hiện có 3 trẻ sốt xuất huyết rơi vào sốc đang được theo dõi tích cực. Từ đầu năm nay có trên 1.600 trường hợp bệnh nhi đến khám vì sốt xuất huyết, nhập viện điều trị khoảng 600 trường hợp.

Về những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Tiến cho biết, trong 1-2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao, tuy nhiên dấu hiệu khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường. Chính vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm máu để xác định có mắc sốt xuất huyết không.

Ở giai đoạn tiếp theo, từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy, có dấu hiệu hạ sốt, nhưng xuất hiện những vết xuất huyết trên cơ thể, phụ huynh không nên chủ quan, trẻ cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên để tránh bệnh chuyển biến nặng. Vì vậy, khi thấy trẻ bị bệnh phải đưa ngay đến bệnh viện khám, không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống.

Ngoài ra, để phòng tránh không bị bệnh sốt xuất huyết, người dân cần diệt muỗi và không để muỗi chích bằng các biện pháp như dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi; bôi kem chống muỗi; ngủ mùng kể cả ban ngày. Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản: súc rửa hồ, phuy, lu, xô chứa nước, trước khi thay nước mới, đậy kín nắp lu, hồ, phuy khi không sử dụng…

                                                                                  Theo báo Lao Động

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục