Đối với bệnh nhân Hàng Y Nhẫn bị khoảng 35 nốt ong đất đốt ở vùng đầu, mặt, tay, chân. Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng trong tình trạng lơ mơ, khó thở. Các bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị sốc phản vệ độ 2 do ong đất đốt. Sau khi cấp cứu, ngày 28/7, bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị.
Đáng chú ý, bệnh nhân Hàng Y Nhẫn và Hàng Y Giọ là 2 chị em ruột trong một gia đình. Bố của 2 bệnh nhân cho biết: "Chiều 27/7, gia đình tôi đi làm ở nương ngô cho các con theo thì bất ngờ bị ong đất đốt nhiều nốt. Gia đình đã bôi nước măng chua vào nốt đốt và đưa các cháu tới Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cấp cứu. Sau đó, 2 con tiếp tục được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Không may, Giọ đã qua đời, còn Nhẫn đã được ra viện ngày 6/8. Bản thân tôi và một số người khác cũng bị ong đất đốt 4 - 6 nốt, có triệu chứng khó chịu nhưng được bác sỹ cho uống thuốc và ở mức độ nhẹ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe".
Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm nào cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ong đốt gây sốc phản vệ, thường là vào mùa ong sinh sản, nhất là tháng 8, 9. Có trường hợp do vô tình chạm vào tổ nên bị ong đốt, có trường hợp cố tình chọc phá tổ ong, đi lấy mật... Tùy từng loại ong, cơ địa từng người, số lượng nốt đốt và việc cấp cứu có kịp thời, đúng cách không mà ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Phần lớn các trường hợp khi bị ong đốt với số lượng nốt đốt ít, loài ong ít độc tính hơn như ong mật, ong vàng thì ở mức độ dị ứng, sưng tấy nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị nhiều vết đốt và do những loài ong độc như ong đất, ong vò vẽ, ong bắp cày hoặc cơ thể quá mẫn cảm với nọc ong, bệnh nhân có thể tử vong do sốc phản vệ. Bệnh viện đã từng tiếp nhận bệnh nhân bị ít nốt đốt nhưng cũng bị sốc phản vệ. Có những trường hợp không bị phản vệ nhưng nếu không được điều trị có thể tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp.
Các bác sỹ khuyến cáo nên phòng, tránh bị ong đốt như không chọc phá tổ ong. Vào mùa ong sinh sản tránh những khu vực ong hay làm tổ. Phá bỏ những tổ ong nơi có nhiều người qua lại. Nếu phải tiếp xúc với ong nên trang bị kín quần áo, giày, mũ trùm đầu... Dùng bình xịt diệt côn trùng hoặc khói để xua đuổi những loài ong dữ. Khi đi nương, cẩn trọng với những mô đất cao cạnh những gốc cây dễ có ong đất làm tổ. Nếu không may bị ong đốt nên rửa chỗ nốt đốt bằng nước sạch, xà phòng, bôi dung dịch sát trùng povidine 10%, cồn 70 độ. Không bôi các chất như nước măng chua vào vết đốt vì dễ nhiễm trùng. Dùng nhíp lấy vòi chích ra. Uống nhiều nước để thải bớt độc tố có trong nọc ong. Đến cơ sở y tế ngay nếu có các biểu hiện khó chịu nhiều.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E) và tổ chức The VinaCapital Foundation thực hiện chương trình khám bệnh, hội chẩn miễn phí cho trẻ em huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy.