(HBĐT) - Từ tháng 6/2019 đến nay, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiếp nhận và điều trị cho 4 bệnh nhân bị bệnh whitmore. Sau khoảng 20 ngày điều trị, 3 bệnh nhân sức khỏe đã ổn định và được xuất viện.



Bệnh nhân Quách Công D., xã Thanh Lương (Lương Sơn) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
 
Ngày 23/9 vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận bệnh nhân Quách Công D. 87 tuổi, xã Thanh Lương (Lương Sơn) trong tình trạng sốt, viêm đầu gối, nhiễm độc máu… Qua xét nghiệm, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh whitmore. Đây là bệnh nhân thứ 4 Khoa tiếp nhận và điều trị. Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết: Sau khi khám, xét nghiệm, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh whitmore và đưa ra phác đồ điều trị. Sau vài ngày, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định. Theo bác sỹ Tình, bệnh melioidosis (whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Vi khuẩn này không ăn thịt người. Nó cũng như các loại vi khuẩn khác, có thể gây bệnh cho người ở những mức độ khác nhau, nặng nhất là gây tử vong. Vi khuẩn thường cư trú trong đất, nước hoặc bụi đất. Đường xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc giữa vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Con đường lây bệnh qua hít phải bụi hoặc ăn phải thức ăn có vi khuẩn là rất hiếm gặp. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Những trường hợp tử vong thường do bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính từ trước (đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh phổi mạn tính…) cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Trong một thời gian dài, căn bệnh này bị lãng quên nên bệnh thường bị che lấp trong các bệnh nhiễm khuẩn khác. Trên thực tế, vi khuẩn vẫn tồn tại trong đất, nước và trong cơ thể người bệnh. Khi có môi trường thuận lợi thì phát bệnh, nhất là với những bệnh nhân bị bệnh mãn tính, sức đề kháng yếu. Số ca bệnh whitmore xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây là do các cơ sở y tế đã cảnh giác hơn đến loại vi khuẩn này. Bệnh whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. Nếu bệnh ở giai đoạn muộn khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng thì tỷ lệ tử vong rất cao. Do vậy, người bệnh khi thấy có dấu hiệu sốt cao, viêm loét, mụn, áp xe; toàn thân nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng; với những người bệnh mãn tính có triệu chứng giống hệt bệnh lao cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời. 
Cũng theo bác sỹ Tình, mọi người không nên quá lo lắng với bệnh whitmore bởi bệnh không lây từ người sang người và không lây lan thành dịch. Để phòng bệnh, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với đất, nước, bùn bẩn, đặc biệt những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn. Khi có vết thương hở, vết loét cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Những bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương. 


Việt Lâm

Các tin khác


Xóa bỏ tâm lý “sợ” tiêm chủng

(HBĐT) - Trong tháng 9/2019, ngành Y tế triển khai tiêm chủng vắc xin SII 5 trong 1 cùng tiêm với vắc xin ComBe Five được hơn 5.000 liều. Tuy nhiên, không có trường hợp nào phản ứng với thuốc. Nhiều bà mẹ đã xóa đi tâm lý "sợ” và yên tâm đưa con đi tiêm chủng.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh huyết học di truyền bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới, trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ mang gen bệnh cao của cả nước. Thalassemia để lại hậu quả nặng nề đối với người bệnh, gia đình và xã hội.

Huyện Mai Châu đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - gương sáng”

(HBĐT) - Đánh giá kết quả hoạt động của Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp trên địa bàn, Trưởng Ban đại diện Hội NCT huyện Mai Châu Vì Xuân Trường cho biết: Những năm qua, Ban đại diện Hội NCT huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên NCT các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Tuổi cao - gương sáng”. Qua đó, các cấp Hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm đề ra, thực hiện hiệu quả việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT, góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh

Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Thời điểm này, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các ngành liên quan triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2019. 

 Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết bùng phát 

(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, các ca bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến. Từ tháng 1 đến tháng 7, dao động có khoảng 1 - 3 ca, tháng 8 ghi nhận 20 ca. Tính đến ngày 4/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 30 ca dương tính với sốt xuất huyết tại 3 ổ dịch. Hiện nay, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi lây bệnh sinh sôi phát triển.

Mỹ: Thêm người thiệt mạng vì bệnh liên quan tới thuốc lá điện tử

Ngày 6/9, giới chức Mỹ thông báo người thứ 3 ở nước này đã thiệt mạng do bệnh phổi có liên quan tới thuốc lá điện tử. Thông tin này được đưa ra trong thời điểm nhiều bang tại Mỹ đang gia tăng quan ngại về tác động của sản phẩm vốn được quảng cáo là ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục