(HBĐT) - Sau hơn 20 năm thực hiện trên địa bàn tỉnh, Chương trình 135 được đánh giá đã thể hiện rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước với vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.




Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình 135 là một trong những dự án thành phần của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Hiện, toàn tỉnh có 99 xã ĐBKK, xã đặc thù và 99 thôn, bản ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Nhiều năm qua, chương trình đã đóng góp tích cực đối với phát triển KT - XH vùng ĐBKK trong tỉnh. Bằng các nguồn lực đã dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Việc tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở được triển khai thực hiện là nguồn lực quan trọng đóng góp phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS. 

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo T.Ư các chương trình MTQG, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG của tỉnh, từ đó xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình 135 bảo đảm tập trung nguồn lực cho các xã, thôn khó khăn nhất trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2020, chương trình được triển khai với tổng kinh phí khoảng 687 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 519,74 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 167,236 tỷ đồng.

Thực hiện tiểu dự án về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, với tổng số vốn 519,74 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp, tỉnh đã đầu tư xây dựng 3 công trình chuyển tiếp, 918 công trình khởi công mới, gồm: 537 công trình giao thông, 74 công trình thủy lợi, 2 công trình điện, 222 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 31 công trình trường học và hạng mục phụ trợ, 15 công trình nước sinh hoạt, 37 công trình khác. Ngoài ra, các địa phương đã duy tu, bảo dưỡng 1.111 công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn. Nhờ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện giúp người dân lao động sản xuất, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở vùng ĐBKK trong tỉnh.

Song song với đó, Chương trình 135 đã hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. 5 năm qua, với tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất 106,467 tỷ đồng đã giúp trên 50.000 hộ trong tỉnh hưởng lợi qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc BVTV, phân bón các loại. Chương trình cũng hỗ trợ máy móc, thiết bị; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; thực hiện 47 mô hình phát triển sản xuất và tổ chức cho hơn 3.000 lượt người được đi thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nghề, tập huấn.

Từ việc hỗ trợ phát triển sản xuất giúp người dân giảm bớt khó khăn trong đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Các mô hình đã mở ra hướng phát triển giúp hộ nghèo giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao được đưa vào khảo nghiệm, sản xuất và định hướng phát triển tập trung theo hướng hàng hóa gắn với thị trường, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, Chương trình 135 cũng coi trọng việc nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Qua đó đã mở 226 lớp tập huấn cho 13.272 lượt người. Trong đó, tập huấn về quản lý đầu tư cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính – xây dựng, cán bộ kế toán ngân sách xã, cán bộ văn phòng theo dõi công tác dân tộc; tập huấn giám sát cho thành viên Ban giám sát cộng đồng, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực HĐND, trưởng, phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ và người có uy tín. 

Có thể khẳng định, triển khai thực hiện Chương trình 135 đã phát huy được hiệu quả đầu tư, nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở các xã ĐBKK, tạo điều kiện giúp các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển.


Bình Giang

Các tin khác


Xã Hợp Đồng tích cực tuyên truyền phòng bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng bệnh tan máu bẩm sinh như tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân về bệnh tan máu bẩm sinh; cách phòng bệnh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh. Ngoài ra, xã thành lập câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân để vận động phụ nữ tích cực tham gia tuyên truyền phòng bệnh tan máu bẩm sinh.

Nghiên cứu khám phá tế bào giành giải Nobel Y sinh 2019

Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) trao giải Nobel 2019 cho ba nhà khoa học trong đó có hai người Mỹ và một người Anh, là các tác giả nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy sẵn có.

Hiệu quả việc hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh

(HBĐT) - Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (Dự án Norred) được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 2013. Dự án được triển khai với 3 hợp phần, trong đó, hợp phần I bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; đào tạo chuyển giao kỹ thuật. Một trong những nội dung quan trọng của hợp phần này là cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại cho các cơ sở y tế.

Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật nội soi đầu tiên

(HBĐT) - Ngày 3/10, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật nội soi cho 2 bệnh nhân u nang buồng trứng. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật mổ nội soi được triển khai thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi.

Giải mã thông tin và quyền lợi được hưởng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Theo báo cáo tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ BHXH, BHYT của BHXH tỉnh, tính đến ngày 30/6/2019, số người tham gia BHYT toàn tỉnh là 815.117 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 95,6% dân số, tăng 6.121 người (0,8%) so với cùng kỳ năm 2018. Nhờ có thẻ BHYT, mỗi lần đi khám chữa bệnh (KCB), người dân đã giảm được phần lớn gánh nặng chi phí. Tuy vậy, không phải ai tham gia cũng biết mức hưởng của mình hay của người thân là bao nhiêu. Chỉ cần nhìn các ký hiệu trên tấm thẻ, người dân có thể biết được mức hưởng BHYT.

Huyện Cao Phong tích cực phòng bệnh tay chân miệng

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế), tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 100 ca bệnh tay chân miệng (TCM). Trong đó, huyện Cao Phong có 7 ổ dịch với trên 50 ca bệnh. Đây là thời điểm bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp do học sinh vào năm học thường sinh hoạt chung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục