(HBĐT) - Theo báo cáo tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ BHXH, BHYT của BHXH tỉnh, tính đến ngày 30/6/2019, số người tham gia BHYT toàn tỉnh là 815.117 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 95,6% dân số, tăng 6.121 người (0,8%) so với cùng kỳ năm 2018. Nhờ có thẻ BHYT, mỗi lần đi khám chữa bệnh (KCB), người dân đã giảm được phần lớn gánh nặng chi phí. Tuy vậy, không phải ai tham gia cũng biết mức hưởng của mình hay của người thân là bao nhiêu. Chỉ cần nhìn các ký hiệu trên tấm thẻ, người dân có thể biết được mức hưởng BHYT.


Thẻ BHYT phản ánh các thông tin cá nhân của người tham gia BHYT; mức hưởng BHYT; thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng; nơi đăng ký KCB ban đầu; thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước, gián đoạn tối đa không quá 3 tháng.

Các mã số ghi trên thẻ

Tại Quyết định số 1351/QĐ-BHXH, ngày 16/11/2015, BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể về cấu trúc thẻ BHYT. Mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, chia thành 4 ô.

Mức hưởng BHYT thể hiện ngay trên thẻ

Mức hưởng BHYT là ký hiệu ô thứ 2 của mã thẻ BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.


Mô hình thẻ bảo hiểm y tế.

  - Ký hiệu số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

 - Ký hiệu số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

 - Ký hiệu số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT; có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.

 - Ký hiệu số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT; có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.

 - Ký hiệu số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển.

 Ngoài ra, trên tấm thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2, K3. Đây là mã đối tượng người dân tộc thiểu số và người nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được mở thông tuyến KCB, được quỹ BHYT thanh toán 100% khi tự đi KCB ở bệnh viện tuyến huyện, đi khám và phải điều trị nội trú ở tuyến tỉnh, tuyến Trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).


Thu Hương

(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục