(HBĐT) - Ngày 10/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức họp đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Tham dự có các thành viên BCĐ, lãnh đạo các huyện, thành phố và một số chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng phát biểu kết luận hội nghị. 

Tổng đàn lợn từ đầu năm đến nay giảm mạnh do thị trường tiêu thụ không ổn định và tình hình bệnh DTLCP xảy ra khó kiểm soát. Toàn tỉnh hiện còn khoảng 341.000 con, giảm 21,49% so với cùng kỳ. DTLCP đã xảy ra tại 60/128 xã. Thiệt hại do bệnh DTLCP trên địa bàn ước 30 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ khoảng 17 tỷ đồng. Bệnh DTLCP hiện có xu hướng giảm, chỉ xuất hiện 9 xã mắc mới trong tháng 8, 9. Có 2 huyện được đưa ra khỏi danh sách bị DTLCP là Kim Bôi và Kỳ Sơn. 

Theo đánh giá của tỉnh, đa số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến các biện pháp phòng dịch cho đàn vật nuôi; nhận thức của một bộ phận người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh còn lơ là, chủ quan; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm cả nước vẫn phức tạp; lực lượng cán bộ chuyên môn các Trạm Chăn nuôi và Thú y ít, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chính quyền một số địa phương một số nơi còn chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh; công tác kiểm soát giết mổ chưa triệt để; đợt dịch từ đầu tháng 5 đến nay chưa có địa phương nào hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đề nghị các sở, ngành thành viên BCĐ, các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống DTLCP và các dịch bệnh trong chăn nuôi. Để khắc phục những tồn tại, Sở NN&PTNT nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện đổi mới về phương thức phòng, chống dịch bệnh. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, người tiêu dùng thực phẩm cần đẩy mạnh hơn. Trong thời gian tới, công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện theo hướng từng bước phát triển chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. Quản lý chặt và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, buôn bán con giống, thuốc thú y giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Đối với vấn đề kiểm soát giết mổ nhỏ, lẻ phải làm chặt chẽ và tận gốc để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo VSATTP. Các cấp, ngành thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn theo quy trình...     


Bùi Minh

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục