(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng bệnh tan máu bẩm sinh như tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân về bệnh tan máu bẩm sinh; cách phòng bệnh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh. Ngoài ra, xã thành lập câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân để vận động phụ nữ tích cực tham gia tuyên truyền phòng bệnh tan máu bẩm sinh.


Gia đình cháu Bùi Thị Linh Chi, xóm Sằn, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) luôn động viên cháu trong học tập và các hoạt động ngoại khóa, không để cháu mặc cảm trước bệnh tan máu bẩm sinh.

"Sắp đến ngày đi truyền máu là cháu rất mệt, không muốn ăn uống, không muốn chơi với bạn bè, chỉ muốn nằm trên giường để thở. Mỗi lần như vậy là bố lại đưa cháu đi truyền máu và thải sắt. Cháu đã quen với việc cắm kim truyền và không còn cảm giác đau mỗi khi bác sỹ cắm kim truyền vào tay. Sau mỗi đợt truyền máu, cháu lại có sức khỏe để đến trường học tập và chơi đùa cùng bạn bè. Hàng ngày, cháu đi học được cô giáo và các bạn giúp đỡ trong học tập, tham gia các trò chơi. Mỗi lần cháu mệt, các bạn đưa cháu về nhà. Cháu chỉ mong mình khỏi bệnh để thực hiện ước mơ trở thành một bác sỹ giỏi, nhân hậu chữa bệnh cho mọi người” - cháu Bùi Thị Linh Chi (SN 2006), xóm Sằn, xã Hợp Đồng tâm sự.     

 Những chia sẻ của cháu Bùi Thị Linh Chi khiến cha mẹ, người thân, hàng xóm xót xa. Họ mong muốn xóa tan được nỗi đau bệnh tật giúp cháu có một cuộc sống bình yên. Đã từ lâu, người dân xã Hợp Đồng luôn lo lắng mỗi lần sinh con. Họ sợ rằng những đứa trẻ sinh ra mà không chịu lớn, sức khỏe cứ yếu dần… Nhiều gia đình suy sụp khi nghe bác sỹ kết luận con mình mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

 Chị Bùi Thị Đính, xóm Sằn chia sẻ: Con gái tôi là Bùi Thị Mơ (SN 2002), cháu phát hiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ lúc 6 tháng tuổi. Hơn 17 năm nay, gia đình tôi sống chung với bệnh viện. Mỗi tháng phải nghỉ 10 ngày để đưa cháu đi truyền máu và thải sắt tại Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương. Mỗi lần đi viện phải vay mượn anh em, hàng xóm tiền, về lại lo vay mượn để tầm bổ cho cháu. Không chỉ tốn kém về chi phí điều trị, bệnh tan máu bẩm sinh còn khiến gia đình tôi hoang mang, lo lắng không không biết con mình sống được đến lúc nào.  

Theo thống kê, toàn xã Hợp Đồng có 10 người mắc bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó, xóm Sằn có tới 6 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh từ 3 - 18 tuổi.  Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh phải điều trị suốt đời, cuộc sống của họ là ở bệnh viện, truyền máu và thải sắt. Trong khi đó, chi phí điều trị cho bệnh nhân rất tốn kém. Trung bình 1 bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia ở thể nặng điều trị từ khi sinh ra cho đến 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Những gia đình có con mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Hợp Đồng trở nên kiệt quệ về kinh tế.

Chị Bùi Thị Na, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã kiêm chủ nhiệm CLB tiền hôn nhân cho biết: Năm 2018, CLB tiền hôn nhân được thành lập. Mục đích của việc thành lập CLB là vận động chị em trong xã tham gia CLB nhằm tuyên truyền tới tất cả người dân về cách phòng bệnh tan máu bẩm sinh; nguyên nhân mắc bệnh cũng như những biểu hiện của bệnh tan máu bẩm sinh. Ngoài ra, thành viên CLB tích cực vận động phụ nữ khi mang thai làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh; thanh niên, vị thành niên tham gia tư vấn tiền hôn nhân. Sau hơn 1 năm hoạt động, CLB đã phát huy được hiệu quả trong công tác phòng bệnh. Từ năm 2018 đến nay, toàn xã chưa có thêm trường hợp nào mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Cao Phong tích cực phòng bệnh tay chân miệng

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế), tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 100 ca bệnh tay chân miệng (TCM). Trong đó, huyện Cao Phong có 7 ổ dịch với trên 50 ca bệnh. Đây là thời điểm bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp do học sinh vào năm học thường sinh hoạt chung.

Đầu tư trên 447 tỷ đồng xây dựng Trạm y tế xã

(HBĐT) - Theo thống kê, giai đoạn 2010 - 2019, tổng kinh phí lồng ghép từ các nguồn vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các trạm y tế là 447,18 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM 146,47 tỷ đồng, đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới 80 công trình trạm y tế xã. Kết quả, đến hết năm 2019, dự kiến có 130/191 xã đạt tiêu chí số 15 về y tế, tăng 98 xã so với năm 2010.

Bảo hiểm y tế - cứu cánh những gia đình khó khăn ở xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Hỗ trợ mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT cho đối tượng người cận nghèo là một trong những mục tiêu lớn của Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (Norred). Với mục đích giúp những người thuộc hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua chính sách BHYT, giờ đây, BHYT đã dần khẳng định vai trò là "phao cứu sinh" cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy); đặc biệt là trường hợp xảy ra rủi ro về sức khỏe như: ốm đau, bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính, tai nạn lao động…

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 779 người

(HBĐT) - Tại xã vùng cao Ngọc Sơn, Chương trình mang tên "Hành trình không khoảng cách" do Phòng khám Bảo Quân, Công ty Long Giang và các nhà tài trợ vừa phối hợp Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn thực hiện đã tổ chức khám bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho 779 người thuộc 2 xã Ngọc Sơn và Ngọc Lâu. Trong đó, xã Ngọc Sơn có 699 người, xã Ngọc Lâu có 80 người.

Không lo lắng với vi khuẩn nhầm tưởng "ăn thịt người" whitmore

(HBĐT) - Từ tháng 6/2019 đến nay, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiếp nhận và điều trị cho 4 bệnh nhân bị bệnh whitmore. Sau khoảng 20 ngày điều trị, 3 bệnh nhân sức khỏe đã ổn định và được xuất viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục