(HBĐT) - Ốm đau, hoạn nạn là điều không ai mong muốn, không ai biết trước nó sẽ đến lúc nào. Người bị bệnh khi đi khám, chữa bệnh lo lắng về tình trạng bệnh, chi phí điều trị một thì những người bệnh nhiễm HIV nỗi lo lắng đó nhân lân gấp bội phần.
Cán bộ trạm y tế xã Mai Hạ (Mai Châu) tư vấn cho bệnh nhân có HIV.
Theo cơ quan chức năng, một bệnh nhân điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 mỗi tháng chi phí khoảng 200.000 đồng tiền thuốc, bệnh nhân điều trị theo phác đồ bậc 2 khoảng 1.600.000 đồng/tháng. Nếu như bệnh nhân có thêm bệnh khác sẽ được chuyển sang các chuyên khoa để được tiếp tục điều trị. Bên cạnh việc họ được cấp thuốc ARV còn được cấp thêm thuốc nhiễm trùng cơ hội với số tiền khoảng 2 triệu đồng/tháng…, đó là còn chưa kể đến chi phí cho việc khám, siêu âm, xét nghiệm… Có thể nói, đó là một số tiền lớn đối với người nhiễm HIV, bởi trong thực tế, sức khỏe, sức đề kháng của họ không được tốt như những người bình thường, dẫn đến việc ốm đau, bệnh tật sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kinh tế gia đình bị giảm sút... Nếu như các bệnh nhân không có thẻ BHYT thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, năm 2017, có 321 người nhiễm HIV trong toàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí. Năm 2018 có 460 người và tính đến ngày 30/6/2019, có tổng số 888 người được cấp thẻ BHYT, trong đó, số bệnh nhân được nhận thẻ đang khám, điều trị tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh 543 người; Phòng khám nhi 34 trẻ; Phòng khám huyện Lạc Sơn 156 người; Phòng khám huyện Mai Châu 90 người; Phòng khám huyện Kim Bôi 40 người và huyện Lương Sơn 25 người. Điều đáng nói số tiền mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV được tính bằng mức lương cơ sở hiện hành. Cụ thể, năm 2018, mỗi thẻ BHYT dành cho 1 bệnh nhân là 1.390.000 đồng/thẻ, đến ngày 1/7/2019, giá mỗi thẻ BHYT là 1.490.000 đồng.
Số lượng người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT miễn phí ngày càng tăng. Đây là một việc làm rất quan trọng và ý nghĩa. Nhờ có thẻ BHYT trong tay, những người nhiễm HIV giảm bớt được gánh nặng lớn về kinh tế. Đa phần người nhiễm HIV có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người ở vùng sâu, xa, đường sá và phương tiện giao thông đi lại không dễ dàng. Giờ đây, họ vừa được cấp thẻ BHYT miễn phí, lại có thể khám và lấy thuốc điều trị ngay tại địa phương nơi sinh sống. Do đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh ngày càng được nâng lên. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả giúp cho người bệnh không còn quá mặc cảm về bản thân, sự phân biệt, kỳ thị của xã hội cũng không còn nặng nề như nhiều năm về trước.
Chúng tôi có dịp gặp bệnh nhân Ngần Thị Nh. và con gái đang đi khám bệnh tại trạm y tế xã Mai Hạ (Mai Châu). Phút ban đầu gặp mẹ con chị, chúng tôi chỉ nghĩ đây là 1 bệnh nhân như bao bệnh nhân khác đến đây để được khám, chữa bệnh. Với nụ cười luôn tươi tắn trên môi, cùng với khuôn mặt trẻ trung, xinh đẹp của chị và con gái, sự giao tiếp cởi mở, dễ gần khiến chúng tôi không thể nhận ra trong ánh mắt của chị có nỗi buồn hay sự mặc cảm nào về căn bệnh HIV mà chị và con gái đang mang trong mình.
Chị Nh. tâm sự: "Trước đây, hàng tháng tôi phải xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được khám và lấy thuốc ARV, nhưng giờ đây khi được hỗ trợ mua thẻ BHYT và được khám, lấy thuốc ngay tại huyện Mai Châu, tôi đã không còn khó khăn nhiều như trước nữa".
Được nhận miễn phí thẻ BHYT, người nhiễm HIV nhận thấy bản thân luôn có được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự tận tâm của cán bộ y tế khi đi khám, chữa bệnh, giúp họ có động lực hơn để vươn lên trong cuộc sống - đó chính là một chính sách ưu việt mà UBND tỉnh đã dành cho họ.
Bài, ảnh: Minh Thủy
(Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)
Theo Bộ TNMT, riêng trong tháng 9/2019, nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh so với các tháng trước đó và so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018. Nguyên nhân sơ bộ do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cùng với đó hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành Hà Nội cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.
Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến viêm họng và các bệnh phổi - phế quản.
(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng bệnh tan máu bẩm sinh như tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân về bệnh tan máu bẩm sinh; cách phòng bệnh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh. Ngoài ra, xã thành lập câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân để vận động phụ nữ tích cực tham gia tuyên truyền phòng bệnh tan máu bẩm sinh.
Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) trao giải Nobel 2019 cho ba nhà khoa học trong đó có hai người Mỹ và một người Anh, là các tác giả nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy sẵn có.
(HBĐT) - Dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (Dự án Norred) được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 2013. Dự án được triển khai với 3 hợp phần, trong đó, hợp phần I bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; đào tạo chuyển giao kỹ thuật. Một trong những nội dung quan trọng của hợp phần này là cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại cho các cơ sở y tế.
(HBĐT) - Ngày 3/10, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật nội soi cho 2 bệnh nhân u nang buồng trứng. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật mổ nội soi được triển khai thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi.