Sống thực vật suốt 2 năm do viêm não Nhật Bản, cậu bé tỉnh dậy, có thể nhắm mở mắt theo hướng dẫn của bác sĩ và cười tươi.

Nụ cười như tỏa sáng của bệnh nhi 15 tuổi hôm 18/10 khiến các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đang đứng xung quanh em, đều mỉm cười. Bác sĩ Hoàng Công Tình hướng dẫn bé thử các phản xạ vận động, không kiềm được cảm xúc: "Quả là điều kỳ diệu!".


Cậu bé cười khi tỉnh dậy sau 2 năm nằm thực vật. Ảnh do bác sĩ cung cấp

Năm 2017, bé bị viêm não Nhật Bản, điều trị 6 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương không hiệu quả. Bé lâm vào tình trạng hôn mê, thở máy, liệt tứ chi. Gia đình đưa bé về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình điều trị. "Hơn một năm qua, tình trạng bệnh vẫn không khá lên bao nhiêu, bé không bỏ được máy thở, đôi mắt vẫn vô hồn, gần như rơi vào trạng thái sống thực vật", bác sĩ Tình, trực tiếp điều trị cho bé, nói.

Theo bác sĩ Tình, bé bị tổn thương não do biến chứng viêm não Nhật Bản.

Sáng 18/10, bác sĩ Tình thăm bệnh nhân và phát hiện bé tỉnh lại với những biểu hiện tích cực.Bác sĩ đến bên giường bệnh, nhẹ nhàng nói "cháu làm theo bác nhé", rồi hướng dẫn nhắm mắt, mở mắt, há miệng, đưa mắt sang trái sang phải,đưa lưỡi ra vào. Bé đang thở máy qua đường mở khí quản nên không đánh giá được khả năng nói. Sau cùng, bác sĩ cúi thấp người, đề nghị "bây giờ cháu cười lên được không". Bất chợt, cậu bé nở nụ cười tươi và nhìn mọi người xung quanh.

"Tận mắt nhìn thấy nụ cười đấy, chúng tôi rất bất ngờ và mừng rỡ, bởi bệnh nhân nằm yên lặng gần hai năm đã có dấu hiệu hồi phục hệ thần kinh trung ương dù chưa thực sự trọn vẹn", bác sĩ Tình nói.


Các y bác sĩ đứng xung quanh giường bệnh cười hạnh phúc khi bệnh nhi hồi tỉnh. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Những bệnh nhân rơi vào tình trạng sống thực vật thì tình trạng não phục hồi là điều quan trọng nhất.

Hiện tại, các bác sĩ chưa đánh giá được khả năng phục hồi của cháu bé. Trước mắt, bác sĩ đang nỗ lực điều trị để bệnh nhi có thể tự thở được để sau đó rút nội khí quản và nói được. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tính đến phương án phục hồi các chức năng khác cho bé.

"Chặng đường phía trước của bé còn vô cùng gian nan nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc để cháu bé có cơ hội phục hồi", bác sĩ Tình nói.

Theo Vnexpress.net

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục