(HBĐT) - Ngày 15/10, Sở Y tế tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” (Chương trình) vay vốn Ngân hàng Thế giới năm 2019. Tham dự Hội nghị có 45 đại biểu đến từ một số sở, ngành, đoàn thể và đại diện UBND, Hội LHPN, Trung tâm y tế, Phòng GD&ĐT 2 huyện Lạc Sơn và Kim Bôi.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế phát biểu tại hội nghị.
Hòa Bình là 1 trong 21 tỉnh được thụ hưởng Chương trình với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân nông thôn, nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Ngày 24/8/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 119 về việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020. Năm 2018 triển khai tại 3 huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và Kim Bôi. Diện triển khai đến Trạm y tế xã, trường học và các hộ gia đình. Năm 2019, Chương trình được triển khai tại 2 huyện Kim Bôi và Lạc Sơn với khoảng 14 xã.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu Chương trình và trả lời câu hỏi: tại sao cần đầu tư vào vệ sinh? Được tiếp cận các phương pháp thúc đẩy vệ sinh; môi trường thuận lợi để thúc đẩy vệ sinh nông thôn. Kế hoạch hoạt động của cấp huyện, cấp tỉnh, cấp xã trong thực hiện chương trình.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là: xây mới hoặc cải tạo 400 nhà tiêu hợp vệ sinh từ Chương trình tại 21 tỉnh được thụ hưởng. Ước tính, có 5.300.000 người được hưởng lợi từ vệ sinh toàn xã; 255.000 hộ hưởng lợi từ cấp nước được cải thiện; 2.650 trường học và trạm y tế được hưởng lợi từ công trình cấp nước và vệ sinh được cải thiện; 3.000 cán bộ/người dân ở tất cả các cấp hưởng lợi từ chương trình nâng cao năng lực. Sự kỳ vọng của Chương trình là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các chỉ tiêu về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 10/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức họp đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Tham dự có các thành viên BCĐ, lãnh đạo các huyện, thành phố và một số chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Những năm gần đây, được sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình của Nhà nước cùng sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc) đã chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Từ đó trở thành địa chỉ tin cậy của bà con trên địa bàn xã và các khu vực lân cận.
Theo Bộ TNMT, riêng trong tháng 9/2019, nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh so với các tháng trước đó và so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018. Nguyên nhân sơ bộ do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cùng với đó hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành Hà Nội cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.
Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến viêm họng và các bệnh phổi - phế quản.
(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng bệnh tan máu bẩm sinh như tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân về bệnh tan máu bẩm sinh; cách phòng bệnh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh. Ngoài ra, xã thành lập câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân để vận động phụ nữ tích cực tham gia tuyên truyền phòng bệnh tan máu bẩm sinh.
Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) trao giải Nobel 2019 cho ba nhà khoa học trong đó có hai người Mỹ và một người Anh, là các tác giả nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy sẵn có.