Các nhà nghiên cứu học thuộc Trung tâm nghiên cứu Manchester Metropolitan đã phân tích dữ liệu từ 11 nghiên cứu hiện có tập trung vào mối liên hệ giữa trầm cảm và chế độ ăn - bao gồm hơn 100.000 người tham gia ở các độ tuổi khác nhau (16-72 tuổi), giới tính và sắc tộc, ở Mỹ, Úc, châu Âu và Trung Đông.
Tất cả các nghiên cứu đều ghi nhận sự hiện diện của trầm cảm hoặc các triệu chứng trầm cảm ở những người tham gia (thông qua quan sát, chẩn đoán y tế và/hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm), bên cạnh một bảng câu hỏi chi tiết về nội dung của chế độ ăn uống của họ. Những người tham gia thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và carbohydrate (chất bột đường) có khả năng bị trầm cảm hoặc các triệu chứng trầm cảm cao hơn 1,4 lần so với những người có chế độ ăn lành mạnh hơn. Kết quả phù hợp bất kể tuổi tác hay giới tính và giống nhau trong cả thời gian theo dõi ngắn và dài.
Chất bột đường làm tăng nguy cơ trầm cảm.
TS. Steven Bradburn - tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Kết quả trên có tiềm năng lâm sàng rất lớn trong điều trị trầm cảm. Đơn giản là chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, có thể thay thế cho các can thiệp dược lý (thường đi kèm với các tác dụng phụ). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những phát hiện của chúng tôi chỉ ra mối quan hệ chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này”. Và ngược lại, chế độ ăn uống có chứa nhiều chất xơ, vitamin (đặc biệt là A, C, D) và chất béo không bão hòa lại mang đến tác dụng tích cực và có thể được coi là phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Ngày 11/11, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, động viên, chúc mừng và tặng bằng khen đột xuất của UBND tỉnh cho 5 tập thể và 6 cá nhân thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong công tác khám, chữa bệnh. Cụ thể là cứu sống thành công bệnh nhân bị cây nhọn đâm xuyên người.
Các chuyên gia cho biết, tháng 11 thường là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) tăng cao, bước vào chu kỳ đỉnh dịch. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp phòng bệnh.
(HBĐT) - Từ năm 2013 đến nay, Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ (Norred) đã hỗ trợ cho Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc 40 loại trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn với tổng trị giá gần 14 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án đã tiến hành đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới, khó cho đội ngũ y, bác sỹ của Trung tâm. Nhờ vậy mà từ năm 2018, Trung tâm đã bắt đầu triển khai được kỹ thuật phẫu thuật nội soi, chất lượng chuyên môn của Trung tâm được nâng lên rõ rệt.
(HBĐT) - Trong thời điểm giao mùa từ thu sang đông, thời tiết thay đổi thất thường. Theo Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, khu vực tỉnh nền nhiệt dao động mạnh từ 15 - 29, 30oC. Buổi sáng và đêm thường lạnh, buổi trưa lại nóng, có lúc có mưa. Đây là điều kiện cho các vi rút, vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập trung đông người làm 23 người mắc. Không có người tử vong do bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, đây là bài học cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở những điểm ăn uống tập trung đông người, dịp lễ, tết khó kiểm soát điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
(HBĐT) - Ngày 21/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nhượng (28 tuổi, xã Qúy Hòa, huyện Lạc Sơn) nhập viện trong tình trạng bị đứt, rách nhiều đoạn ruột non gây thoát dịch trong ruột ra ổ bụng; đứt lìa 2 đoạn tá tràng ở D2 và D4 gây thoát dịch tá tràng ra ổ bụng; rách mạch mạc treo tràng; rách nhiều khối cơ bụng và cơ lưng; mất máu cấp; nhiều vỏ cây và dị vật trong ổ bụng; gẫy 4 xương sườn bên trái…Bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, sốc hỗn hợp, suy đa tạng, tiên lượng sống sót rất mong manh. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã phục hồi rất tốt và có thể tự ăn uống trở lại.