Hàng ngày, bác sĩ các chuyên khoa phải thường xuyên hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bệnh nhân trèo lên cây gạo để lấy cây tầm gửi về làm thuốc, bị ngã từ độ cao khoảng 15m. Rất không may là bệnh nhân rơi tự do, ngã trúng thân cây thẳng đứng, vát nhọn dưới đất cùng với đống đất đá lổn nhổn và tổ ong rừng dẫn đến việc bị cây đâm xuyên qua người (xuyên từ mạn sườn trái, qua ổ bụng, sang mạn sườn phải) và đa chấn thương, gãy xương…
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Diệu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Ngay sau khi bệnh nhân nhập viện, một kích hoạt hội chẩn liên khoa đã được triển khai khẩn trương, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác để đưa ra phương án xử trí. Kíp cấp cứu đã nhanh chóng hồi sức, giảm đau, xử trí vết thương ban đầu, đảm bảo các chỉ số sinh tồn. Kíp gây mê đảm bảo cơ số máu, dịch truyền, giảm đau, hồi sức trong suốt quá trình phẫu thuật. Kíp phẫu thuật Ngoại tổng hợp tiến hành mở ổ bụng, cầm máu vết thương mạc treo tràng, cắt lọc nối từng đoạn ruột non, cắt lọc nối 2 đoạn tá tràng bị đứt rời, lấy các dị vật, lau rửa, đặt xông dẫn lưu ổ bụng; tạo hình, tái thông đường tiêu hóa; mở đường ăn tạm thời qua thành bụng. Kíp phẫu thuật Ngoại chấn thương tiến hành xử trí vết thương gẫy hở phức tạp khuỷu cánh tay trái, cố định các xương sườn bị gãy. Kíp Hồi sức tích cực nhanh chóng chuẩn bị máy thở, máy lọc máu liên tục, các chế phẩm của máu, các dung dịch nuôi dưỡng, thuốc và vật tư thiếu yếu để hồi sức toàn diện cho bệnh nhân.
Hàng ngày, bác sĩ các chuyên khoa phải thường xuyên hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất xử trí việc bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, suy chức năng đa cơ quan, đau do vết mổ và gãy 4 xương sườn…
Với những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau 2 tuần điều trị, hiện bệnh nhân Bùi Văn Nhượng đã phục hồi rất tốt, có thể tự ăn uống.
Dương Liễu
(HBĐT) - Cuối Hạ là xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Trong những năm gần đây, nhờ được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, từ một trạm xá với thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ chuyên môn của y, bác sỹ chưa đáp ứng yêu cầu, trạm y tế xã Cuối Hạ đã vươn lên trở thành một trong những lá cờ đầu của tỉnh về y tế cơ sở.
(HBĐT) - Năm 1988, tỉnh ta bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và lao cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau hơn 30 năm triển khai chương trình, với 12 loại vắc xin, mỗi năm, có hàng vạn liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai.