(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập trung đông người làm 23 người mắc. Không có người tử vong do bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, đây là bài học cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở những điểm ăn uống tập trung đông người, dịp lễ, tết khó kiểm soát điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).



Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra hàng thực phẩm tại Siêu thị Vincom (TP Hòa Bình).

Ngay từ đầu năm, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đảm bảo VSATTP, nhất là trong các dịp lễ, tết, bữa ăn đông người…, ngành Y tế đã xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền. Ngành đã in và treo pa nô tại 22 trạm y tế tuyến xã. In và cấp băng zôn, đĩa hình, đĩa tiếng cho 11 huyện, thành phố, 210 xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo 60 cơ sở thực phẩm tuyến tỉnh treo băng zôn tuyên truyền ATTP Tết Nguyên đán, lễ hội xuân, Tháng hành động vì ATTP. Ngành NN&PTNT tổ chức 6 hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP. Lồng ghép triển khai 33 lớp tập huấn chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cây rau, cây ăn quả có múi cho trên 1.200 người. Ngành GD&ĐT tổ chức 2 lớp tập huấn công tác y tế trường học. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ sở chế biến thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm, nhận biết sử dụng thực phẩm an toàn. Tại các tuyến huyện, thành phố tổ chức phát sóng 1.250 buổi đưa tin, bài, chuyên mục, phóng sự ATTP. Tổ chức 303 buổi hội nghị, hội thảo với gần 3.000 người tham gia, 18 lớp tập huấn với 970 người tham gia, phát thanh trên 10 nghìn lượt trên loa truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn. Tổ chức gần 700 buổi nói chuyện về ATTP với trên 13 nghìn người tham gia.

Đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng chi cục VSATTP cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền, các cấp, ngành thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành. Ngành Y tế giao chi cục VSATTP thanh, kiểm tra 64 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đã phát hiện 7 cơ sở vi phạm về điều kiện kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, kiểm tra 53 cơ sở phát hiện 15 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 40 triệu đồng. Ngành công thương kiểm tra 28 cơ sở phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt trên 30 triệu đồng. Công an tỉnh đấu tranh, xử lý 16 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đảm bảo ATTP với tổng số tiền xử phạt hành chính gần 130 triệu đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường, công an các huyện, thành phố đấu tranh xử phạt 4 tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về ATTP với tổng tiền phạt là 21 triệu đồng.

Tại các tuyến huyện, thành phố đã thành lập 372 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra bảo đảm ATTP đợt Tết Nguyên đán, mùa lễ hội… Tổng số 5.357 cơ sở được kiểm tra phát hiện 409 cơ sở vi phạm, phạt 180 cơ sở; 51 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm; 1 cơ sở bị đình chỉ đóng cửa. Các vi phạm chủ yếu là điều kiện trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện con người, chất lượng sản phẩm thực phẩm không đảm bảo như: hàng hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…


Việt Lâm

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục