(HBĐT) - Tại Việt Nam đã ghi nhận bé 3 tháng tuổi bị mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra. Vậy, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con, hạn chế nguy cơ mắc Covid-19?
Cán bộ trạm y tế xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tư vấn tại hộ gia đình cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo bác sỹ Bùi Văn Vanh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, với trẻ em dưới 1 tuổi bị nhiễm loại vi rút gì cũng đều rất nguy hiểm, đặc biệt với chủng mới của vi rút Corona chưa từng gặp trước đây nên chưa thể xác định được mức độ nguy hiểm với trẻ. Do đó, điều quan trọng nhất là cần phòng tránh bệnh cho trẻ. Nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, cho trẻ ở trong môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp, nên giữ ấm vì trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ cần được tránh các nguồn lây bệnh bằng cách: hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính. Trong trường hợp phải đến các nơi tập trung đông người cần đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc cho trẻ. Cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi, giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Vi rút Corona có thể tồn tại trên cả bề mặt đồ vật, mà trẻ nhỏ rất thích chơi đồ chơi, bé có thể cầm nắm, chơi đùa, cho vào miệng ngậm rồi lại cầm chơi... Điều đó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm vi rút rất lớn, không loại trừ vi rút Corona vốn được nhận định có thể lây truyền qua nước bọt, hắt hơi, cầm nắm tay... Cần rửa sạch và khử trùng đồ chơi cho trẻ thường xuyên. Có thể rửa sạch bằng dung dịch cồn 70 độ, không để cho trẻ đưa đồ chơi lên miệng.
Nên rửa tay cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng hoặc có thể sử dụng nước rửa tay có cồn cho trẻ nhưng chỉ là 70%. Vì cồn 70% có tính sát khuẩn nhanh, không cần rửa lại với nước và an toàn với cả trẻ em.
Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C cho trẻ vì vitamin C làm tăng sản xuất bạch cầu, giúp tăng sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi và các loại rau mầm chứa rất nhiều vitamin C tự nhiên. Việc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trong thời gian dịch bệnh trẻ nhỏ được nghỉ học ở nhà, để phòng, chống dịch khi người lớn vẫn đi làm và tiếp xúc với nhiều người thì khi đi làm về cần vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo trước khi đến gần con; cần hạn chế thể hiện sự yêu thương như ôm, hôn trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, ở nơi thoáng mát, hạn chế sử dụng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng giúp trẻ có sức khỏe tốt và giúp phòng tránh được các loại vi rút truyền nhiễm.
Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị và cách ly kịp thời.
Kim Tuất
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Âu, khi bên cạnh Hàn Quốc, Iran, hầu hết các quốc gia có Covid-19 tại châu Âu đều ghi nhận các ca mắc mới, đáng chú ý tại một số nước như: Italy, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh,…
Đơn vị Y tế của Bình Dương đã thực hiện cách ly thêm mẹ và em trai của N.T.T - người khoe từ vùng dịch COVID-19 tại Daegu, Hàn Quốc, trở về.
(HBĐT) - Bộ Y tế vừa có khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối, nội dung như sau:
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế với lời dặn: "Cán bộ và nhân viên ngành y phải thật thà, đoàn kết, thương yêu người bệnh, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân”. Thực hiện lời dạy của Bác, 65 năm qua, ngành Y tế Hòa Bình đã nỗ lực vượt bậc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, tính đến tháng 2, toàn tỉnh có 1.176 cơ sở thức ăn đường phố. Việc kinh doanh thức ăn đường phố hầu hết là nhỏ lẻ, thời vụ, không có giấy phép kinh doanh; một số cửa hàng kinh doanh mang tính chất lưu động, không có địa điểm cố định; điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, khó đáp ứng được các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)… Nhiều khó khăn, trở ngại đặt ra, khiến việc quản lý ATTP đối với thức ăn đường phố chưa thực sự hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ mất mất vệ sinh ATTP.