(HBĐT) - Năm nào tỉnh ta cũng có người bị đuối nước tử vong, trong đó chủ yếu là trẻ em. Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, năm 2016, toàn tỉnh có 15 trẻ tử vong vì đuối nước, năm 2017 là 39 trẻ, năm 2018 là 27 trẻ, năm 2019 là 23 trẻ. Trẻ em thường vui chơi theo nhóm nên không ít vụ đuối nước có từ 2 trẻ trở lên cùng tử vong. Đáng chú ý là vụ đuối nước làm 8 học sinh cùng tử vong tại một hủm nước xoáy trên sông Đà ở bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cuối tháng 3/2019. Trong 3 tháng đầu năm nay đã có 1 vụ đuối nước, làm 3 trẻ tử vong tại một hố nước nhỏ ở thôn Lộng, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy).
Một số người không mặc áo phao khi tắm sông Đà tại bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).
Những con số, vụ việc trên thật sự đau lòng, gióng lên hồi chuông cảnh báo khi một mùa hè nữa đã đến. Từ các vụ đuối nước cho thấy, sự việc thường xảy ra vào mùa hè, buổi chiều, khi các em được nghỉ học hoặc vào ngày nghỉ. Địa điểm là các sông, hồ, ao, suối, ngầm tràn và ngay cả những hố nước nhỏ nhưng sâu, hay tại chính ao của gia đình. Số vụ trẻ em bị tai nạn thương tích nói chung, đuối nước tử vong nói riêng 90% xảy ra ở vùng nông thôn.
Nguyên nhân là khi thời tiết oi nóng, trẻ muốn vui chơi giải nhiệt nên tìm đến sông, suối... nơi có nước, trong khi không được người lớn quản lý, giám sát chặt chẽ. Trẻ lại không biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, thiếu hiểu biết về vùng nước nơi mình đến chơi, tắm. Nhiều sông, suối, ao hồ chưa có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm. Thiếu sân chơi, môi trường sống chưa an toàn cho trẻ cũng được xác định là yếu tố tác động dẫn đến đuối nước. Những căn nguyên trên đã được cơ quan chức năng chỉ ra từ nhiều năm nay.
Còn đối với thanh niên, người lớn, những vụ đuối nước chủ yếu do chủ quan, không mặc áo phao khi tắm sông, suối, hồ, hoặc bị sốc nhiệt khi nắng nóng đổ mồ hôi nhiều mà xuống nước tắm luôn.
Mùa hè năm nay, dự báo Hòa Bình tiếp tục có những đợt nắng nóng gay gắt. Cả trẻ em, người lớn đều tìm cách giải nhiệt, nhất là sau một ngày làm việc, đi học mệt mỏi. Nhiều người đã có ý thức cảnh giác hơn trong phòng, chống đuối nước. Em Chu Phương Thúy, học sinh lớp 6, trường TH&THCS Thịnh Lang (TP Hòa Bình) chia sẻ: Đi tắm, vùng vẫy dưới nước mát trong mùa nắng nóng là sở thích không của riêng em. Để đảm bảo an toàn, em không ra sông, hồ, vùng nước nguy hiểm, chỉ tắm tại các bể bơi và học bơi.
Tuy nhiên, tâm lý chủ quan của nhiều người dân vẫn còn. Khu vực bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang dù năm 2019 xảy ra vụ đuối nước tập thể thương tâm, chính quyền đã cắm biển "Khu vực nước xoáy nguy hiểm, cấm tắm”, nhưng mùa hè năm nay vẫn đông người tắm ở mọi lứa tuổi. Phần lớn mọi người đều mặc áo phao, đáng lưu ý là các nhóm thanh niên chừng 6 - 10 người/nhóm ra sông tắm, nhưng không có bất kỳ một loại bảo hộ an toàn nào. Một số người lớn tuổi cho rằng mình biết bơi, nên cũng không mặc áo phao.
Để phòng, chống đuối nước, hàng năm, Sở LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn công tác trẻ em, trong đó có phòng, chống đuối nước, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Ban hành công văn riêng về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống đuối nước trẻ em. Các ngành: LĐ-TB&XH, Y tế, GT-VT, Công an, VH-TT&DL, GD&ĐT, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Nông dân tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em. Song, các vụ đuối nước vẫn tiếp tục xảy ra và từ những nguyên nhân cũ.
Để phòng, tránh đuối nước cho trẻ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Linh Ngọc cho rằng: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành cần thấy rõ trách nhiệm của mình. Tiếp tục thực hiện việc xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước. Tạo thêm sân chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ. Các gia đình cần quan tâm quản lý, giám sát con em mình; phối hợp trang bị cho con kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường nước; loại bỏ những yếu tố nguy cơ như: làm hàng rào quanh ao, hố nước; đậy giếng, bể nước bằng nắp đảm bảo... Bản thân người lớn cần làm gương như không đến chỗ khu vực cắm biển nguy hiểm để tắm, mặc áo phao khi tắm, không bơi ra xa bờ.
Ông Quách Văn Định, giáo viên dạy bơi tại bể bơi Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh khuyến cáo: Khi đi bơi, cần khởi động kỹ trước khi xuống nước; không nhảy xuống nước ngay khi vừa đi ngoài nắng, người đổ nhiều mồ hôi để tránh sốc nhiệt, chuột rút. Không tắm quá lâu, không ăn khi tắm, không đùa nghịch quá sức dưới nước để tránh bị đuối sức, sặc... Lên bờ ngay khi có sấm chớp, mưa. Khi gặp nguy hiểm, hãy kêu cứu thật to; bình tĩnh làm nổi người bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người; bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu, rồi bơi vào bờ...
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 12/5, tổ chức Childfund Việt Nam, Văn phòng Childfund phát triển vùng tại Hòa Bình đã trao tặng trang thiết bị phòng dịch Covid-19 đợt 2 cho huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Hiện nay, các loại túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa sử dụng một lần được dùng để đựng thực phẩm trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, ít người không biết, hoặc biết mà không quan tâm vật dụng rẻ, tiện này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là khi dùng để đựng thức ăn nóng. Chưa kể, chúng còn gây ô nhiễm môi trường.
Sáng 13-5, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca mới mắc Covid-19. Tính từ 6 giờ ngày 16-4 đến 6 giờ ngày 13-5, Việt Nam có 27 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới và một số chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhanh và hiệu quả tại Việt Nam.
(HBĐT) - Qua thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), từ năm 2014 - 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc, làm 35 người mắc, 2 người tử vong. Gần đây nhất, vào tháng 5/2019, tại xóm Diều Bồ, xã Tân Minh (Đà Bắc) xảy ra 1 vụ, 3 trường hợp mắc ngộ độc nấm. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ tử vong do ngộ độc nấm, nhưng một bộ phận người dân vùng núi của tỉnh như Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, ân Lạc... vẫn giữ thói quen đi rừng, hái nấm tự nhiên về ăn.
Bản tin lúc 6h00 ngày 12/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 26 ngày Việt Nam không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện trong số 39 ca bệnh còn lại ở nước ta, đã có 19 ca âm tính trên 1 lần với virus gây COVID-19, chỉ còn 20 ca bệnh dương tính
Bản tin lúc 6h00 ngày 11/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam đã sang ngày thứ 25 không có ca mắc COVID-19 trong công đồng. Hiện có hơn 25.000 người đang cách ly chống dịch