(HBĐT) - Trung bình mỗi ngày, đơn nguyên Đột quỵ Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) - Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tiếp đón từ 4-5 người bệnh nhập viện với chẩn đoán đột quỵ. Con số này trong đợt rét đậm, rét hại từ đầu tháng 1 đến nay có xu hướng tăng gấp đôi, với 7-8 ca/ngày. Thống kê trong 40 ngày (từ 1/12/2020 - 10/1/2021), bệnh viện tiếp nhận gần 240 bệnh nhân đột quỵ.


Bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng gấp đôi trong những ngày trời lạnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bệnh nhân Đ.C.P, 58 tuổi ở huyện Lương Sơn, nhập viện ngày 5/1 trong tình trạng đau đầu âm ỉ, liệt nửa người phải. Người nhà cho biết, trước đó 6 tiếng, người bệnh xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, không sốt, yếu 1/2 người phải. Sơ bộ chẩn đoán ban đầu, người bệnh bị đột quỵ não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy, người bệnh có hình ảnh ổ nhồi máu hành não giai đoạn cấp, chảy ít máu màng não vùng chẩm trái giai đoạn mạn tính. Bệnh nhân được điều trị nội khoa. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân phục hồi chậm, để lại di chứng liệt nửa người.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân N.T.M, 64 tuổi ở huyện Tân Lạc, nhập viện ngày 3/1. Trước khi vào viện 3 tiếng, người bệnh tự nhiên méo miệng, nói khó, liệt 1/2 người trái. Chẩn đoán đột quỵ não (tai biến mạch máu não) trên nền bệnh tăng huyết áp vô căn. Chụp cộng hưởng từ cho thấy, vùng nhồi máu giai đoạn cấp tính, có chảy máu trong vùng nhồi máu. Vài ổ nhồi máu giai đoạn cấp tính. Mặc dù đến viện sớm trong giai đoạn giờ vàng, bệnh nhân tiến triển tốt, song vẫn để lại di chứng lâu dài.

Gần đây nhất, bệnh nhân N.T.N, 42 tuổi cũng ở huyện Tân Lạc, nhập viện do xuất hiện đau đầu, đau vùng trán, thái dương đỉnh, hoa mắt, choáng váng, cảm giác chếnh choáng, tê bì chân tay, đo huyết áp cao. Bệnh nhân được các bác sỹ hội chẩn liên viện từ trước, được Chụp CT scanner 32 dãy gợi ý nhồi máu não sớm trong giờ vàng. Kíp cấp cứu đột qụy kịp thời dùng thuốc tiêu huyết khối cho bệnh nhân, sau vào viện 25 phút và cho kết quả khả quan. Sau chụp lại bằng máy cộng hưởng từ, hình ảnh tắc mạch chỉ còn rải rác một vài điểm nhỏ, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn trên lâm sàng và ra viện sau 72 giờ điều trị.

Theo bác sỹ Tạ Huy Kiên, Trưởng đơn nguyên Đột quỵ, Trưởng khoa HSCC, đột quỵ thường gặp ở những người 50 tuổi trở nên, nhất là người có bệnh nền mạn tính; không thích nghi được với thời tiết, nhất là khi trời rét đậm, rét hại. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh đột quỵ trẻ hóa có xu hướng tăng. Trong đó, người bệnh dưới 50 tuổi chiếm tới 13%.

Điều đáng nói là mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về phòng ngừa, điều trị bệnh đột quỵ rất cần thiết và quan trọng.

Hiện, điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối (Alteplase) là biện pháp được khuyến cáo hàng đầu cho người bệnh đột quỵ nhồi máu não trong giai đoạn cấp, giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như di chứng, đã được BVĐK tỉnh triển khai thường quy tại đơn vị Đột quỵ, Khoa HSCC, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Bởi vậy, khi phát hiện người bệnh có các dấu hiệu của bệnh đột quỵ như: đột ngột lơ mơ, dấu hiệu liệt, rối loại ngôn ngữ, đau đầu, chóng mặt…, cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 4,5 giờ đầu. Cần đảm bảo người bệnh có tư thế phù hợp, báo đơn vị 115, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến đơn vị Đột quỵ thuộc Khoa HSCC (BVĐK tỉnh).

Bên cạnh đó, bác sỹ Kiên khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các bệnh lý nền, đặc biệt là huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu và các bệnh lý về đường hô hấp, hạn chế những yếu tố nguy cơ như: uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, stress và sang chấn tâm lý đột ngột…


Nguyễn Tuyết

(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục