(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý, giám sát người từ vùng dịch, các tỉnh, thành phố đang có ca bệnh Covid-19 cộng đồng đi qua, đến tỉnh, ngày 24/7, trên các tuyến quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường liên tỉnh, lực lượng chức năng đã thành lập chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ người ra, vào địa bàn.

 


Xã Hòa Sơn (Lương Sơn) lập chốt kiểm dịch kiểm soát người từ Hà Nội vào địa bàn thông qua đường nhánh, đường liên xóm.

Chốt kiểm dịch quốc lộ 6, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) sáng đầu tiên thực hiện kiểm soát, phân luồng đối với người từ vùng dịch về, mọi phương tiện, người dân không phải là người địa phương qua địa bàn phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72h đối với xét nghiệm PCR hoặc 24h đối với xét nghiệm test nhanh kháng nguyên. Ghi nhận ngày đầu thực hiện theo quy định mới, tại chốt kiểm dịch này liên tục xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người và phương tiện vào địa bàn khá đông, lực lượng túc trực tại chốt gồm: Công an, quân đội, thanh tra giao thông, y tế liên tục làm việc hết công suất. Chia sẻ về ngày đầu ra quân thực hiện theo quy định mới, đồng chí Bùi Văn Quân, Đội trưởng Đội An ninh (Công an huyện) cho biết: Quốc lộ 6 là tuyến chính qua địa bàn Lương Sơn nên lượng người và phương tiện giao thông đi lại rất lớn. Trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, từ ngày 21/7, UBND huyện Lương Sơn đã triển khai chốt kiểm dịch trên tuyến này để kiểm soát người qua lại địa bàn. Thời điểm này chốt nâng mức kiểm soát lên một bước cao hơn để kiểm soát, sàng lọc người về từ vùng dịch, đó là thực hiện quy định người muốn vào địa bàn phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Ngay trong buổi sáng đầu tiên thực hiện quy định mới, rất nhiều người và phương tiện vận tải đã tìm cách trốn chốt kiểm dịch bằng cách đi vòng qua các đường mòn, lối mở tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn), khiến cho nhiều tuyến đường liên xóm tại xã lâm vào tình trạng quá tải khi nhiều xe ô tô trọng tải lớn, xe máy đi vào các tuyến đường nhỏ. Ông Bùi Văn Dũng, thành viên tổ Covid-19 cộng đồng thôn Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn bức xúc: Rất nhiều xe trọng tải lớn đi từ Hà Nội vào và từ Hòa Bình ra đi vào đường của thôn để trốn chốt kiểm dịch. Đây là những hành động thiếu ý thức vì không chỉ làm nguy cơ lây lan dịch bệnh vào địa bàn tỉnh, mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, ANTT trên địa bàn xóm.

Trước thực tế đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện Lương Sơn đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp các xã thành lập các chốt kiểm dịch tại tất cả các đường mòn liên thông với Hà Nội. Cụ thể, tại địa bàn xã Hòa Sơn, ngoài các chốt kiểm soát dịch bệnh của huyện đã thành lập thêm 4 chốt do xã quản lý tại các tuyến đường nhánh; xã Nhuận Trạch thành lập 3 chốt kiểm dịch; thị trấn Lương Sơn thành lập 2 chốt tại chợ trung tâm. Đồng chí Kiều Huy Toàn, Phó trưởng Công an huyện Lương Sơn cho biết: Với địa bàn giáp ranh cài răng lược, tiếp giáp với nhiều địa phương của TP Hòa Bình, Lương Sơn đối mặt với nhiều nguy cơ lây nhiễm. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của BCĐ PCD Covid-19 tỉnh, Công an huyện đã phối hợp triển khai 11 chốt kiểm dịch ra, vào địa bàn và chỉ đạo các xã thành lập các chốt kiểm dịch tại các đường mòn, kiểm soát chặt chẽ người về từ vùng có dịch. Đây là giải pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh, PCD bệnh lây lan trong cộng đồng.

Việc trốn chốt kiểm dịch để vào địa bàn cũng xảy ra tại một số tuyến đường liên tỉnh, đặc biệt trên tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình và tuyến quốc lộ 6. Theo ghi nhận của phóng viên, tại chốt kiểm dịch Hòa Lạc - Hòa Bình, nhiều phương tiện đã luồn lách đường dân sinh từ trạm thu phí để đi sang Vai Réo, vào Chương Mỹ, Hà Nội và ngược lại.

Việc kiểm soát chặt người vào, ra địa bàn đã khiến nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn nhưng nhà ở Hà Nội lâm vào tình cảnh khó khăn. Mặc dù được công ty cấp giấy thông hành để về địa phương sau giờ làm, tuy nhiên, rất nhiều công nhân đang làm việc tại KCN Lương Sơn lại không thể về nhà. "Bên kia thì Hà Nội phong tỏa lập chốt không thể về, bên này quay lại cũng không được vì không cho vào địa bàn, chúng tôi thực sự rất bối rối. Vì vậy, mong chính quyền có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân ngoài tỉnh làm việc tại KCN Lương Sơn yên tâm công tác" - chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân làm việc ở KCN Lương Sơn bày tỏ. Còn đối với nhiều công nhân có con nhỏ, nhu cầu của họ là được về nhà trong ngày, trong khi đó, với việc lập chốt kiểm soát như hiện nay, nhiều công nhân chia sẻ có thể phải nghỉ việc. Đây là thực tế rất cần có sự vào cuộc giải quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.





 Đ.H

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục