Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.
Ảnh minh hoạ.
Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, theo đó theo dữ liệu công bố (ngày 31/01/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 02/9/2024 đến 26/01/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp. Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực có đông dân cư và có nhiều điểm du lịch, tập trung đông người là các địa bàn bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại. Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.
Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 07/01/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae. Theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của vi rút cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan; đồng thời cung cấp các khuyến cáo, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Theo VTV.VN
Thông tư số 57/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Y tế quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2025 sẽ phân cấp mạnh mẽ trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh từ Bộ Y tế về sở y tế các tỉnh, thành phố.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội xuân đang tới gần. Hiện cũng là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, thời tiết luôn thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi có tiền sử bệnh nền.
Tết Nguyên đán đang tới gần. Sau Tết là mùa lễ hội với nhiều du khách tham dự. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025, tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác đảm bảo ATVSTP, đặt trọng tâm vào công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Trả lời báo giới tại họp báo Chính phủ chiều 8/1 về tình hình virus gây viêm phổi trên người HMPV tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Theo các kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận, tác nhân chủ yếu là virus cúm (HMPV).