Nhiều người chủ quan không đi khám, bị mắc cúm A diễn biến nặng, khiến phổi tổn thương tới 50%.

Được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị đã 3 ngày nay, bà Hoàng Thị Chiến (78 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tỉnh táo, tiến triển bệnh tốt hơn, nhưng vẫn đang phải thở oxy hỗ trợ.

Bà Chiến xuất hiện tình trạng ho, khó thở từ trước Tết Nguyên đán, nhưng chủ quan cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nên tự mua thuốc điều trị tại nhà.


Bệnh nhân cúm nặng đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị. 

Anh Nguyễn Trung Dũng, người nhà bệnh nhân chia sẻ: "Thấy tình trạng mẹ tôi nặng hơn, đưa mẹ tới viện khám, bác sĩ đã chỉ định phải nhập viện gấp. Trước đó, mẹ tôi tự điều trị cúm tại nhà khoảng 1 tuần, những không những không đỡ, ho ngày càng nhiều, tình trạng khó thở nặng hơn, gia đình đã đưa đến cơ sở y tế thăm khám và được phát hiện mắc cúm A...”.

Tình trạng nặng lên kèm với có nhiều bệnh nền, cụ bà được đưa tới Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị để tiếp tục điều trị.

Chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân cúm nặng, BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: "Bệnh nhân có các tiền sử bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, viêm phổi kẽ nhiều năm. Trước khi người bệnh nhập viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, bà đã được người nhà cho đến các cơ sở y tế khác để thăm khám và đã được xét nghiệm, chẩn đoán mắc cúm A, nấm phổi và vi khuẩn đa kháng”.

Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, bệnh nhân này phải thở oxy cao dòng, tình trạng suy hô hấp nặng. Kết quả chụp phim cho thấy tình trạng viêm phổi đã lan tỏa 2 bên. Khi nhập viện tại Bệnh viện Hữu nghị, các bác sĩ đã phát hiện phổi của bệnh nhân bị tổn thương tới 50%. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tích cực, thuốc kháng nấm, thở oxy, chăm sóc hô hấp.

Hiện tại, bệnh nhân đã có tiến triển tốt lên, không bị sốt, tình trạng ho và khó thở được cải thiện, đã giảm được mức oxy, đã dừng oxy để thở ngắt quãng… Bệnh nhân có tổn thương phổi rộng, mặc dù điều trị tích cực, nhưng đây là trường hợp bệnh nặng, cần phải theo dõi sát để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ca bệnh trên, tại Bệnh viện Hữu nghị cũng rải rác ghi nhận các ca bệnh cúm phải nhập viện. Bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh nhân mắc cúm A với biến chứng viêm phổi. Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.

Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, thời tiết Đông Xuân là điều kiện cho dịch bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là cúm A. Vì vậy, khi người dân có dấu hiệu mắc cúm cần được thăm khám kịp thời. Nhất là với những đối tượng nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm như: Người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, trẻ em…

Đặc biệt, nếu đến những nơi có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Với những người nghi ngờ mắc cúm cần chủ động cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân, nhất là những người có nguy cơ, nên tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh và giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm, nhất là cúm A.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh lãnh đạo hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh có 279 đảng viên, sinh hoạt tại 19 chi bộ trực thuộc. Cùng với tăng cường công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ bệnh viện chú trọng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, thực hiện tốt công tác phòng bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Phân cấp giải quyết thủ tục hành chính khám, chữa bệnh

Thông tư số 57/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Y tế quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2025 sẽ phân cấp mạnh mẽ trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh từ Bộ Y tế về sở y tế các tỉnh, thành phố.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội xuân đang tới gần. Hiện cũng là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, thời tiết luôn thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi có tiền sử bệnh nền.

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân

Tết Nguyên đán đang tới gần. Sau Tết là mùa lễ hội với nhiều du khách tham dự. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025, tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác đảm bảo ATVSTP, đặt trọng tâm vào công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…

Kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm

Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục